Đến lượt VietA Bank xài chiêu “giấu lỗ”

(NTD) - Ngân hàng TMCP Việt Á (VietA Bank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017. Cũng giống như Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng. Nếu tốc độ trích lập dự phòng tương đương tốc độ tăng của nợ xấu, có lẽ VietA Bank phải đối mặt với một kỳ thua lỗ.

vieta-Bank
Nợ xấu tăng nhưng VietA Bank lại cắt giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Nợ xấu tăng

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 của VietA Bank, tại thời điểm cuối kỳ, chỉ tiêu cho vay khách hàng tại VietA Bank đạt 34.226 tỷ đồng, tăng 3.810 tỷ đồng, tương đương 11,1% so với năm 2016. Có thể thấy tăng trưởng tín dụng tại VietA Bank tương đối tốt.

Thế nhưng, nợ xấu tại ngân hàng này lại tăng mạnh hơn. Tổng nợ xấu năm 2017 của VietA Bank đạt 916 tỷ đồng, chiếm 2,7% tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ này tương đối cao trong hệ thống ngân hàng. Hiện tại, nhiều đơn vị đã giảm tỷ lệ xuống dưới 2%.

Tổng nợ xấu tại VietA Bank tăng 265 tỷ đồng, tương ứng 40,7% so với năm 2016. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh, tăng 541 tỷ đồng, tương ứng 162% lên 875 tỷ đồng.

VietA Bank phân chia ngành nghề vay nợ rất sơ sài so với các ngân hàng khác nên chưa rõ ngành nào mang lại nợ xấu lớn nhất cho VietA Bank. Chỉ biết, theo cơ cấu nợ, cá nhân và các ngành khác có dư nợ lên tới 23.088 tỷ đồng, chiếm 67,5% tổng dư nợ tín dụng của VietA Bank.

Các ngành nghề mà VietA Bank nêu cụ thể trong báo cáo tài chính như xây dựng; thương mại, sản xuất và chế biến; kho bãi, vận tải và thông tin liên lạc; nông nghiệp và lâm nghiệp đều có tăng trưởng tín dụng âm.

Tại thời điểm cuối năm 2017, VietA Bank nắm giữ 2.150 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, tăng nhẹ so với con số 2.135 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, VietA Bank chi 519 tỷ đồng cho dự phòng trái phiếu đặc biệt.

Trích lập dự phòng giảm

Trong khi nợ xấu tăng rất mạnh, mạnh hơn so với mặt bằng chung trên hệ thống ngân hàng rất nhiều thì VietA Bank lại bất ngờ giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu này trong năm 2017 chỉ đạt 308 tỷ đồng, giảm 55 tỷ đồng, tương đương 15% so với năm 2016.

Có thể thấy, bất chấp nợ xấu tăng tới 40,7%, VietA Bank lại cắt giảm 15% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Nếu tốc độ trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng tương đương nợ xấu, có lẽ, VietA Bank đã phải gánh chịu một quý thua lỗ.

Nhưng do điều chỉnh giảm chi phí dự phòng nên VietA Bank thoát lỗ. Dù vậy, lợi nhuận của ngân hàng này vẫn tăng trưởng âm.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018, lợi nhuận sau thuế năm 2017 của ngân hàng này đạt 98,8 tỷ đồng, giảm 600 triệu đồng, tương ứng 0,63% so với năm 2016.

Việc cắt giảm dự phòng rủi ro tín dụng đã “cứu” hàng loạt hoạt động thua lỗ của VietA Bank. Trong năm 2017, thu nhập lãi và các khoản thu nhập lãi tương tự tăng trưởng mạnh không bù đắp được sự yếu kém của hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh.

Cụ thể, thu nhập lãi và các khoản thu nhập lãi tương tự tăng mạnh từ 3.141 tỷ đồng lên 4.130 tỷ đồng. Trong khi đó, hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh lần lượt khiến ngân hàng thua lỗ 7 tỷ đồng, 42,9 tỷ đồng và 82,5 tỷ đồng.

Cắt giảm nhân sự

Trong năm 2017, ngành ngân hàng khởi sắc, rất nhiều đơn vị ồ ạt tuyển dụng. VietA Bank ở xu hướng ngược lại. Cùng với việc lợi nhuận tăng trưởng âm, VietA Bank cắt giảm nhân sự. Tại thời điểm cuối năm 2017, nhân sự của VietA Bank giảm 235 người xuống còn 1.347 người. Mức độ giảm nhân sự của VietA Bank là 15%.

Cùng với cắt giảm nhân sự, quỹ lương tại ngân hàng này cũng hao hụt. Trong năm 2017, VietA Bank dành 219 tỷ đồng cho lương và phụ cấp, giảm nhẹ so với con số 220 tỷ đồng năm 2016. Như vậy, bình quân, mỗi người lao động VietA Bank nhận 162,6 triệu đồng/người/năm, tương đương 13,5 triệu đồng/người/tháng.

Thù lao 13,5 triệu đồng/người/tháng là con số khá trên thị trường lao động nhưng lại thấp trong hệ thống ngân hàng. Hiện tại, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đứng đầu với mức lương gần 40 triệu đồng/người/tháng.

Bảo Linh

_NTD_So 435_In_Page_14
 

 

Bình luận

Nổi bật

Cú bắt tay lịch sử của các thương hiệu huyền thoại: Kempinski Hotels và Kengo Kuma tại Ecovillage Saigon River

Cú bắt tay lịch sử của các thương hiệu huyền thoại: Kempinski Hotels và Kengo Kuma tại Ecovillage Saigon River

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:48

Kempinski Saigon River - Tổ hợp khách sạn sang trọng, biểu tượng sống của sự tinh tế với những trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp thế giới lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Kempinski Saigon River là kết quả bắt tay của các huyền thoại: Nhà sáng lập Ecopark, Kempinski Hotels cùng huyền thoại kiến trúc đương đại - Kengo Kuma.

Condotel tiếp tục đóng băng, mất thanh khoản

Condotel tiếp tục đóng băng, mất thanh khoản

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:47

Condotel xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2014 và phát triển bùng nổ ở giai đoạn 2015 - 2018, theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), đã có khoảng 30.000 sản phẩm condotel được tung ra thị trường tại nhiều địa bàn có lợi thế du lịch như Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Đà Nẵng... Tuy nhiên, khi thị trường khó khăn, loại hình này bắt đầu lắng xuống, đóng băng và mất thanh khoản.

Đại diện duy nhất Việt Nam được LĐBĐ Châu Á công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc

Đại diện duy nhất Việt Nam được LĐBĐ Châu Á công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:47

(CL&CS) - Với việc đạt chứng nhận cao nhất của AFC dành cho các cơ sở y tế và bệnh viện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu cho các cầu thủ bóng đá Châu Á, Trung tâm chấn thương chỉnh hình và y học thể thao Vinmec được kỳ vọng sẽ là “địa chỉ đỏ” cho các VĐV chuyên nghiệp và những người tham gia thể thao phong trào.