Đề nghị chỉ ngân hàng bị rút tiền hàng loạt mới được vay lãi suất 0%

(CL&CS) - Ủy ban Kinh tế đề nghị chỉ áp dụng khoản vay đặc biệt, lãi suất 0% với ngân hàng có sự cố rút tiền hàng loạt hoặc có nguy cơ đổ vỡ.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra. (Ảnh: Quốc hội)

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra. (Ảnh: Quốc hội)

Sáng 5/6, tiếp tục Kỳ họp thứ năm, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Luật tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Thẩm tra, Ủy ban Kinh tế tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết.

Một trong những điểm mới, nhưng khiến cơ quan thẩm tra còn nhiều lo ngại ngay từ khi thẩm tra sơ bộ là bổ sung quy định tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước can thiệp sớm.

Theo đó, nhà băng thuộc trường hợp can thiệp sớm khi bị rút tiền hàng loạt dẫn tới mất khả năng chi trả, hoặc tổ chức tín dụng không duy trì được tỷ lệ chi trả và an toàn vốn lần lượt trong 3 và 6 tháng liên tục, có lỗ lũy kế lớn hơn 20% giá trị vốn điều lệ cùng các quỹ dự trữ.

Một trong những biện pháp áp dụng với nhóm này là cho vay đặc biệt, không cần tài sản đảm bảo, lãi suất 0% một năm từ Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi và các nhà băng khác.

Ủy ban Kinh tế cho rằng, Ngân hàng Nhà nước với vai trò là người cho vay cuối cùng thực hiện cho vay đặc biệt là cần thiết để bảo đảm tính thanh khoản, mục tiêu an toàn hệ thống, ngăn chặn sự cố rút tiền hàng loạt, ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Thẩm tra, Ủy ban Kinh tế đề nghị chỉ áp dụng khoản vay đặc biệt với ngân hàng có sự cố rút tiền hàng loạt hoặc có nguy cơ đổ vỡ, tức không đồng ý các trường hợp còn lại.

Cơ quan thẩm tra cho rằng vốn của khoản vay đặc biệt không phải từ ngân sách nhưng trong trường hợp huy động nguồn từ Bảo hiểm tiền gửi và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi các hội viên do đây là nguồn thu từ đóng phí, đóng quỹ của họ.

Theo Ủy ban Kinh tế, việc huy động nguồn này sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các hội viên trong trường hợp cần phải sử dụng cho các trường hợp cần thiết theo quy định cũng như an toàn tài chính của các quỹ này, không hợp lý, không bảo đảm các nguyên tắc kế toán, đồng thời không làm rõ được trách nhiệm thu hồi khoản vay của các chủ thể cho vay, không nâng cao trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong xử lý yếu kém.

Ủy ban Kinh tế đề nghị không quy định việc xử lý số tiền cho vay đặc biệt như trên.

Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh đề nghị rà soát lại toàn bộ các quy định về can thiệp sớm theo hướng hạn chế tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc phải có điều kiện rất cụ thể, đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ vay tiền từ Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Hợp tác xã, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, tổ chức tín dụng với lãi suất 0% và việc cho vay đặc biệt không có tài sản đảm bảo; cân nhắc không sử dụng nguồn cho vay đặc biệt từ Ngân hàng Hợp tác xã, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam và tổ chức tín dụng.

Về phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt, Ủy ban Kinh tế đề nghị báo cáo rõ thêm về tình hình xử lý các tổ chức tín dụng mua bắt buộc và đặt vào kiểm soát đặc biệt trong thời gian qua (bao gồm cả việc kiểm soát đặc biệt các quỹ tín dụng nhân dân).

Theo quy định hiện hành, tùy theo mức độ của từng tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp như khuyến nghị, cảnh báo, giám sát tăng cường, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt.

Tuy nhiên, hồ sơ dự án Luật chưa đánh giá thực trạng thực hiện giám sát tăng cường, những khó khăn, bất cập khi thực hiện biện pháp này để đề xuất đưa vào dự thảo Luật; cũng chưa đánh giá, làm rõ được sự tương quan giữa các biện pháp từ giám sát tăng cường đến can thiệp sớm và kiểm soát đặc biệt dẫn đến không làm rõ được bản chất của việc “can thiệp sớm” để có những biện pháp, công cụ tương ứng phù hợp.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, các biện pháp can thiệp trong trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt là quy định mới so với Luật hiện hành. Quy định này là cần thiết và tạo tính chủ động để bảo đảm an toàn hệ thống, nhất là trong bối cảnh xảy ra một số trường hợp ngân hàng bị rút tiền hàng loạt như thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, Báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) của Uỷ ban Kinh tế lại cho rằng, các biện pháp nêu tại Điều 148 của dự thảo Luật chỉ bao gồm các biện pháp hỗ trợ từ “bên ngoài” (chủ yếu từ NHNN) mà chưa có những biện pháp “tự thân” của TCTD để nhanh chóng khắc phục tình trạng rút tiền hàng loạt (như vấn đề chuẩn bị tiền mặt, xử lý truyền thông, phối hợp cơ quan chức năng, bảo đảm ổn định trật tự, an toàn tại điểm giao dịch... và sau đó là củng cố quản trị, điều hành, năng lực tài chính của TCTD để ổn định lại hoạt động).

Mặt khác, đi kèm với hỗ trợ từ phía NHNN là quy định về việc được phép sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý đối với khoản phải thu không thu hồi được phát sinh từ các biện pháp hỗ trợ TCTD có thể dẫn đến tâm lý ỷ lại của TCTD, làm hạn chế động lực phải khắc phục ngay khó khăn trước mắt cũng như có những giải pháp ổn định trong lâu dài của TCTD.

Báo cáo cho hay, có ý kiến đại biểu đề nghị làm rõ mối liên hệ, sự tương quan giữa biện pháp can thiệp trong trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt (Điều 148) với các biện pháp can thiệp sớm (Điều 145) vì trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt là một trong các trường hợp áp dụng biện pháp can thiệp sớm nhưng hiện đang quy định hai biện pháp riêng.

Ủy ban Kinh tế thấy rằng sự cố rút tiền hàng loạt đòi hỏi phải xử lý khẩn trương, nhanh chóng, kịp thời, khác với các trường hợp TCTD yếu kém qua theo dõi phải được can thiệp.

Do vậy, đề nghị rà soát lại các quy định có liên quan đến các biện pháp can thiệp sớm và biện pháp TCTD bị rút tiền hàng loạt; nghiên cứu quy định cụ thể hơn tại dự thảo Luật các biện pháp can thiệp trong trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt, bao gồm các biện pháp từ chính TCTD và từ phía NHNN, các cơ quan quản lý nhà nước; bảo đảm rõ vai trò, trách nhiệm của các bên cũng như các biện pháp hiệu quả, phù hợp.

Có ý kiến đề nghị làm rõ vai trò, trách nhiệm, nhất là trách nhiệm dân sự của người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng khi để tổ chức tín dụng mất thanh khoản phải kiểm soát đặc biệt và từ đó phải chuyển giao bắt buộc hoặc giải thể, phá sản.

Về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế thấy rằng quy định tại dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở một số quy định tại Nghị quyết số 42 đã được kiểm nghiệm trên thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý nhằm xử lý nhanh nợ xấu, khơi thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, Nghị quyết số 42 là nghị quyết thí điểm được ban hành trong bối cảnh nợ xấu cao, phức tạp và tập trung trong một thời gian nhất định.

Vì vậy, việc luật hóa các quy định của Nghị quyết số 42 cần được đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng, đặt trong bối cảnh các quy định pháp luật hiện nay đã được hoàn thiện rõ ràng, đầy đủ hơn.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Mách bạn cách tận dụng tối đa lợi ích thẻ tín dụng

Mách bạn cách tận dụng tối đa lợi ích thẻ tín dụng

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:36

CL&CS) - Thẻ tín dụng đang trở thành lựa chọn phổ biến của người dùng nhờ các tính năng ưu việt đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại. Tuy nhiên, làm thế nào tận dụng tốt nhất các tiện ích, ưu đãi của thẻ tín dụng là băn khoăn của không ít chủ thẻ.

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:08

(CL&CS) - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57

(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.