Đề cương về văn hóa Việt Nam: Thể hiện ý chí, nguyện vọng của cả dân tộc
(CL&CS)- Sáng nay (27/2), tại Hà Nội diễn ra Hội thảo Khoa học cấp quốc gia "80 năm Đề cương về văn hoá Việt Nam (1943-2023) – Khởi nguồn và động lực phát triển”.
Hội thảo được 4 cơ quan: Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; đồng chí Đoàn Minh Huấn, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản chủ toạ hội thảo.
Ngoài ra, Hội thảo có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo đại diện cho các Bộ, ngành, Quốc hội, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng các các nhà khoa học, chuyên gia đến từ các cơ quan nghiên cứu, học viện, trường đại học, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp…
Hội thảo được tổ chức nhằm khẳng định và phát huy những giá trị cốt lõi của một văn kiện có ý nghĩa lịch sử - Đề cương về văn hoá Việt Nam; nghiên cứu quá trình vận dụng đường lối văn hoá của Đảng vào thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước; tổng kết những thành tựu xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam; trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vẫn đề lý luận và thực tiễn vận dụng các quan điểm, đường lối của Đề cương về văn hoá Việt Nam qua các thời kỳ.
Vào tháng 2/1943, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua bản Đề cương về văn hóa Việt Nam, một văn kiện quan trọng do Tổng Bí thư Trường Chinh chấp bút soạn thảo
Cách đây 80 năm, vào tháng 2/1943, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua bản Đề cương về văn hóa Việt Nam, một văn kiện quan trọng do Tổng Bí thư Trường Chinh chấp bút soạn thảo. Ra đời trong bối cảnh của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Đề cương là cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta về văn hóa, xác lập văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hóa).
Thời điểm và bối cảnh ra đời của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã cho thấy tư duy, tầm nhìn và sự quan tâm sâu sắc của Đảng ta trong phát triển văn hóa. Từ điểm khởi nguồn này, trải qua tiến trình lịch sử với rất nhiều biến động, việc phát triển các giá trị mang tính cương lĩnh của Đề cương vẫn giữ nguyên sức sống và có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Vì vậy, Hội thảo sẽ cùng nhìn lại và khẳng định nền tảng lý luận, giá trị, nguyên tắc cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam, từ đó tìm ra những định hướng, giải pháp góp phần khơi dậy khát vọng cống hiến, tạo động lực chấn hưng văn hóa, phát triển toàn diện con người Việt Nam trong bối cảnh mới nhằm hiện thực hóa Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, triển khai có hiệu quả Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và cụ thể hoá lộ trình triển khai Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2023.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương nhấn mạnh: Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời năm 1943, do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo, thể hiện tầm nhìn, tư duy chiến lược của Đảng ta về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Cùng với lập trường, lý luận khoa học mác-xít mới mẻ về văn hóa, bản Đề cương còn là sự kế thừa và bổ sung hết sức quan trọng tư tưởng Hồ Chí Minh, Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, những chủ trương, đường lối và sự tổng kết thực tiễn lãnh đạo trong lĩnh vực văn hoá của Đảng ta qua các cao trào đấu tranh cách mạng kể từ sau khi thành lập.
Nhìn lại chặng đường 80 năm qua, được thấm nhuần, kết tinh trong những chủ trương, đường lối của Đảng, được kiểm chứng bằng những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ, Đề cương về văn hóa Việt Nam đã toả sáng những giá trị cốt lõi của một văn kiện mang tầm Cương lĩnh.
Năm 1943, khi bản Đề cương về văn hoá Việt Nam ra đời, dân tộc ta vẫn chưa giành được độc lập, đất nước ta vẫn chưa có tên trên bản đồ thế giới. Trải qua 80 năm kiên cường đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Trong đó, theo đồng chí Nguyên Xuân Thắng, bất cứ một giai đoạn, một thời điểm lịch sử nào, Đảng ta đều luôn quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, luôn kế thừa, phát huy những luận điểm, nguyên tắc, vấn đề cốt lõi của bản Ðề cương, không ngừng đổi mới tư duy nhận thức, bổ sung lý luận, hoàn thiện các chủ trương, đường lối về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng chỉ ra, từ chỗ chỉ tập trung vào phạm vi ba lĩnh vực trọng yếu của văn hóa nước nhà mà bản Đề cương nêu ra là tư tưởng, học thuật và nghệ thuật, chúng ta đã đặt ra yêu cầu mới về xây dựng đồng bộ và toàn diện các yếu tố cấu thành nên nền văn hóa, các thành tố, các lĩnh vực văn hóa, từ tư tưởng, đạo đức, lối sống đến môi trường và đời sống văn hóa; từ di sản văn hóa, văn học nghệ thuật đến thể chế và thiết chế văn hóa, xây dựng và phát triển hệ giá trị mới của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trên nền tảng của hệ giá trị quốc gia và mục tiêu phấn đấu vì hoà bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc.
Từ cách đặt vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa với kinh tế và chính trị, ngày nay, chúng ta đã nhận thức ngày càng sâu sắc rằng: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, nguồn lực nội sinh và động lực to lớn để phát triển nhanh và bền vững đất nước; cần khơi dậy nguồn sức mạnh “mềm” lớn lao, hoán chuyển các tài nguyên, giá trị văn hóa, các giá trị quốc gia, giá trị gia đình Việt Nam thành những giá trị phát triển; làm cho văn hóa không chỉ được đặt ngang hàng mà còn thẩm thấu sâu hơn, lan tỏa mạnh hơn trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội.
Hội thảo có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo đại diện cho các Bộ, ngành, Quốc hội, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Từ yêu cầu thực hiện ba nguyên tắc "dân tộc hóa"; "đại chúng hóa"; "khoa học hóa" trong cuộc vận động văn hoá thời kỳ tiền khởi nghĩa, Ðảng ta đã bổ sung, phát triển thành những thuộc tính “nhân dân”, “nhân văn” và “dân chủ” của nền văn hóa, góp phần xử lý hài hòa nhiều mối quan hệ lớn, phức tạp trong thực tiễn phát triển văn hóa, con người hôm nay, như: mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữa xây và chống, giữa giữ gìn bản sắc dân tộc và đẩy mạnh hội nhập quốc tế…
Với sự khởi nguồn từ bản Đề cương về văn hóa Việt Nam về xây dựng một nền văn hóa mới và khát vọng chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam, tại Hội thảo này, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các nhà khoa học, đại biểu tập trung thảo luận, làm sâu sắc hơn các vấn đề: Khẳng định ý nghĩa khoa học, tầm vóc lịch sử và những giá trị trường tồn của bản Đề cương về văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; Tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò của văn hoá đối với phát triển; Hoàn thiện thể chế, pháp luật và chính sách tạo môi trường cho các hoạt động văn hoá và huy động nguồn lực cho phát triển văn hoá, con người; Chăm lo xây dựng đội ngũ những người làm công tác văn hoá có phẩm chất, năng lực chuyên môn xứng tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới; Thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hoá và thị trường văn hoá phát triển.
Đặc biệt là tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả bài phát biểu rất sâu sắc, toàn diện của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào tháng 11/2021. Tập trung nghiên cứu và triển khai toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Tiếp tục huy động và phát huy hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp và của toàn xã hội cả trong và ngoài nước để đầu tư cho phát triển văn hóa.
Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước và đoàn thể. Trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên, công chức, viên chức có năng lực, có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân; nêu cao ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ cương, tự do cá nhân gắn liền với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức. Coi trọng xây dựng văn hóa trong kinh tế, phát huy vai trò chủ thể trung tâm là con người trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật; giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh vì sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đề cương đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống chính trị, văn hóa của dân tộc ta.
Thế Anh
Bình luận
Nổi bật
Nâng cao vị thế của nhà giáo trong bối cảnh mới
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:13
(CL&CS) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khi trả lời phỏng vấn của phóng viên đã nhấn mạnh, Luật Nhà giáo sẽ giải quyết được những vấn đề về căn cứ pháp lý cho đổi mới về quản lý nhà giáo, những thể hiện về mặt chuyên môn và cả chế độ chính sách cho nhà giáo. Điều này sẽ góp phần quan trọng để khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo trong xã hội.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 11:21
(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Đặt lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân lên trên hết, trước hết
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 07:18
(CL&CS) - Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, mục tiêu cao nhất là công tác dân vận trong giai đoạn mới là vì dân; mang lại hiệu quả thiết thực cho dân; giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; đặt lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân lên trên hết, trước hết; thật sự tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân…
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.