Dữ liệu cũ
Thứ ba, 29/03/2016, 10:14 AM

Đau xót từ vụ nữ sinh lớp 10 bị cưa mất một chân: Bác sĩ thiếu kinh nghiệm lâm sàng, bệnh nhân lãnh hậu quả

(NTD) - Vụ chậm chuyển viện khiến nữ sinh lớp 10 Lê Thị Hà Vi ở Đắk Lắk bị cưa mất một chân đã trở thành đề tài “nóng” khiến dư luận “sôi sục” suốt nhiều tuần nay.

 Gãy chân mà phải chết

1458130066-1471-1-74784Bố mẹ Vi tuyệt vọng khi thấy con mình từ một người lành lặn trở nên tàn tật.

Trước đó, vào này 6/3, em Vi bị tai nạn giao thông trên đường đi học về và lập tức được chuyển đến Bệnh viện đa khoa (BVĐK) huyện Cư Kuin. Tại đây em được chẩn đoán bị gãy mâm chảy chân phải nhưng chỉ ở dạng nhẹ, không có nguy cơ di chứng, được xử lý bó bột. Tuy nhiên, do bó bột quá chặt nên Vi đã phải chịu đau đớn suốt hai ngày, chân căng cứng và mất cảm giác vì máu không lưu thông. Nhưng khi gia đình kiến nghị chuyển viện thì các bác sĩ không đồng ý vì cho rằng “bệnh nhẹ, việc gì phải chuyển đi đâu”. Chỉ khi chân em sưng vù, nổi bọng nước thì BVĐK Cư Kuin mới “chịu” cho Vi chuyển lên BVĐK của tỉnh, rồi lại chuyển tiếp lên Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM. Đáng buồn là chân phải của Vi đã phải cắt bỏ gần hết vì hoại tử. “Mẹ ơi, sao người ta để lâu vậy làm hỏng chân con rồi”, tiếng khóc xé lòng của Vi khiến ai chứng kiến cũng không khỏi vừa thương vừa giận. Thương cho tương lai của cô gái 15 tuổi đang tươi sáng bỗng chốc mịt mù, giận vì sự tắc trách của các y bác sĩ đã vô tình làm hỏng cuộc đời một con người.

nu-sinh-bi-cua-chan-vi-bac-si-tac-trachĐược chuyển vào viện khi chân đã hoại tử nặng, Hà Vi phải chịu cảnh cưa chân.thumb_1

Cái chết của anh Châu Toàn tại Bệnh viện Thống Nhất còn nhiều uẩn khúc?

Tuy nhiên, em Hà Vi xét ra vẫn còn… may mắn khi so với trường hợp của anh Dương Châu Toàn (28 tuổi, quê Tây Ninh) đã không còn cơ hội mở mắt để gặp người thân. Anh Toàn nhập viện vào ngày 6/1 do tổn thương dây chằng đầu gối sau một vụ va chạm xe. Anh được chỉ định tiểu phẫu vào ngày 18/1, ca mổ diễn ra thuận lợi. Nhưng đến ngày 19/1 thì Toàn đột ngột ra đi sau khi được tiêm một mũi thuốc giảm đau. Điều đáng nói là Bệnh viện Thống Nhất đã có thái độ né tránh trách nhiệm khi “đổ lỗi” cái chết của Toàn cho một thứ “bệnh tim tiềm ẩn” nào đó, mặc dù gia đình cho biết khả năng này không thể xảy ra vì Toàn làm nghề tiếp viên hàng không nên luôn phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe.

Bác sĩ thờ ơ, bệnh nhân khốn đốn

Không chỉ có Hà Vi và Châu Toàn, mà khắp đất nước còn nhiều trường hợp những bệnh nhân vô cớ “ra đi” mà không được báo đài, dư luận nhắc đến. Như trường hợp của anh Lê Văn Trọng, là đồng hương với Hà Vi, sau khi biết về tai nạn của em đã chia sẻ câu chuyện của mình với báo chí. Giống như Vi, anh Trọng cũng bị cưa mất một chân do bác sĩ ở BVĐK huyện lúng túng, chần chừ trong công tác điều trị. Điều trớ trêu là bản thân anh Trọng cũng là một sinh viên ngành y vừa tốt nghiệp: “Không ngờ chưa kịp thực hiện ước mơ cứu người thì đã bị đồng nghiệp làm cho khốn đốn”. Hay ai có thể quên được chuyện những đứa trẻ sơ sinh chết sau khi tiêm vắc xin chỉ vì những nguyên nhân ngớ ngẩn như tiêm sai quy trình, tủ lạnh bảo quản hỏng, y tá không biết cách cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ. Những cái chết tức tưởi chỉ vì sự yếu kém về chuyên môn, thiếu trách nhiệm trong công việc, và nghiêm trọng hơn hết là sự vô cảm với nỗi đau bệnh nhân của một số y bác sĩ khiến người ta phải tự hỏi liệu thời nay thầy thuốc là “mẹ hiền” hay “thần chết”?

20160223-075759-1_600x804Cộng đồng mạng đã lập ra chiến dịch “Công lý cho Toàn” để đòi lại sự công bằng cho Toàn, và cũng là bảo vệ chính mình.

Chính BS. Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc BVĐK huyện Cư Kuin cũng phải thừa nhận nguyên nhân dẫn đến việc bệnh nhân Vi bị cưa chân là do bác sĩ yếu kém về chuyên môn. “Bệnh viện tuyến huyện vốn là không thể tự đánh giá bệnh án được. Trước giờ chúng tôi “tự đào tạo” là chính, có nghĩa là đàn anh dìu dắt đàn em để rút kinh nghiệm. Lâu lâu mới được phân suất cho đi học. Trường hợp của Vi là do bệnh viện chưa gặp qua tiền lệ nào, nếu gặp thì đã biết mà chuyển viện ngay rồi”, ông Tâm cho biết. Hay trong cái chết của anh Toàn, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng không đồng tình với cách giải thích “mơ hồ” của Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Thống Nhất. “Bệnh viện phải kiểm điểm nghiêm túc và có câu trả lời rõ ràng. Cái gì đúng, cái gì chưa đúng, cái nào là bất khả kháng, không thể chung chung như vậy được”, ông Khuê tuyên bố.

Cũng nên thông cảm cho bác sĩ

Phát biểu về vụ việc, TS-BS Nguyễn Tiến Lý, Phó Giám đốc Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP.HCM cho biết đôi lúc dư luận cũng nên thông cảm cho bác sĩ vì nghề y là nghề học cả đời, kiến thức không bao giờ được xem là đủ vì bệnh tật có bao biến chứng khác nhau: “Thầy thuốc không phải tiên tri, không thể tiên liệu tất cả các khả năng được. Đôi lúc bệnh nhân phẫu thuật xong rất khỏe mạnh, đột nhiên bị xúc động vì một chuyện gì đó nên lên cơn đau tim rồi đi luôn. Không cứu được người bệnh chúng tôi cũng rất đau lòng”. Tuy nhiên, bác sĩ Lý cũng không phủ nhận thời nay có nhiều người làm nghề y lao vào kiếm tiền mà lơ là nâng cao chuyên môn: “Nhược điểm của các bác sĩ ngày nay là dựa vào máy móc quá nhiều nên thiếu kinh nghiệm lâm sàng. Nếu không sát sao bệnh nhân thì khó lòng đánh giá chính xác bệnh tình được. Tôi nghĩ nếu đã sai thì nên nhìn thẳng vào sự thật và rút kinh nghiệm, bởi không như những ngành khác, sai phạm trong y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai và tính mạng của một con người, không thể lấp liếm, xem nhẹ được”.

 Vân Ca

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.