Đất nền phía Nam: Giao dịch “bế tắc”, chủ đầu tư phải dừng mở bán?

Đất nền khu vực phía Nam đang chứng kiến cảnh nhiều chủ đất tung các chính sách ưu đãi nhằm tạo thanh khoản nhưng vẫn không có người quan tâm. Theo đó, nhiều người phải tạm dừng mở bán, tiết giảm chi phí vận hành.

Untitled-3

Chật vật tìm đầu ra

Báo cáo thị trường bất động sản TP HCM và vùng phụ cận của DKRA Group, cho thấy trong quý I, khu vực phía Nam có 102 dự án với hơn 6.530 nền đất được chào bán sơ cấp, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ chỉ đạt 430 nền, tương đương tỷ lệ hấp thụ 6,6%. Mặc dù cải thiện hơn so với quý I/2024 (74 nền), con số này vẫn rất thấp so với phân khúc từng được mệnh danh là kênh đầu tư "vua" của thị trường.

Nguồn: DKRA Group.

Nguồn: DKRA Group.

Dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Bất động sản Dat Xanh Services cũng ghi nhận, quý I, toàn miền Nam có hơn 20.000 sản phẩm nhà đất mở bán, trong đó đất nền chiếm 21%, tương đương 4.200 sản phẩm. Tỷ lệ hấp thụ dao động 10-15%, với khoảng 600 sản phẩm bán thành công. Đáng chú ý, các dự án ghi nhận thanh khoản tích cực chủ yếu tập trung tại khu vực Tây Nam Bộ, trong khi TP HCM và các đô thị vệ tinh ghi nhận sức mua yếu.

Lý giải tình trạng thanh khoản kém của thị trường đất nền, Giám đốc Công ty bất động sản tại khu vực, nhận định thị trường đất nền hiện đã "đứt" hẳn dòng tiền từ giới đầu tư và đầu cơ, trong khi nhu cầu ở thực với sản phẩm này rất thấp do đặc thù không thể sử dụng ngay.

Theo người này, sau những đợt siết tín dụng, lãi suất và giá đất tăng cao cùng tình trạng 'tắc" thanh khoản từ 2022 khiến giới đầu tư chuyển từ thế "công" sang "phòng thủ". Đất nền, phân khúc vốn không tạo ra dòng tiền và tiềm ẩn rủi ro chôn vốn lớn, bị đưa vào danh mục đầu tư kém hấp dẫn. Lực cầu từ đầu cơ đất nền suy yếu kéo theo thanh khoản phân khúc này lao dốc.

Đồng tình, ông Lưu Quang Tiến, Phó viện trưởng Datxanh Services, cho rằng thị trường đầu tư nói chung và phân khúc bất động sản nói riêng đều đang chịu tác động mạnh từ việc Mỹ áp dụng chính sách thuế đối ứng ở mức cao đối với Việt Nam. Tâm lý nhà đầu tư bất động sản từ mới chớm phục hồi đã lại quay về vùng thận trọng. Điều này khiến các phân khúc nặng tính đầu tư như biệt thự, nhà phố thương mại, bất động sản nghỉ dưỡng và đất nền cùng chịu tác động chung về thanh khoản.

Theo ông Tiến, nhà đầu tư bất động sản có tâm lý chờ đợi kết quả đàm phán và mức thuế quan chính thức được áp dụng. Điều này kéo theo các tháng tới đây, nhu cầu mua nhà đất vẫn rơi vào loại hình phục vụ ở thực; với đất nền và những sản phẩm thuần đầu tư sẽ khó có tăng trưởng tích cực về thanh khoản trong ngắn hạn.

Giá vẫn tăng?

Cũng theo Báo cáo của DKRA Group, 3 tháng đầu năm, giá sơ cấp (chủ đầu tư bán) và thứ cấp (nhà đầu tư mua đi, bán lại) đất nền các tỉnh phía Nam ghi nhận đà tăng trở lại sau nhiều quý giảm và đi ngang.

Cụ thể, mức tăng trung bình trên thị trường sơ cấp là 2-6% và thị trường thứ cấp là 20-30% .

Xét theo khu vực, Bình Dương và TP HCM là hai thị trường có giá sơ cấp đất nền tăng mạnh nhất 3 tháng qua. Cụ thể, giá đất nền Bình Dương thấp nhất là 12 triệu đồng mỗi m2, cao nhất gần 90 triệu đồng, tăng trung bình từ 33% so với mức giá thấp nhất ghi nhận trong quý IV/2024.

Tương tự, đất nền tại TP HCM cũng có giá thấp nhất ghi nhận trong quý vừa qua là 15,3 triệu đồng và cao nhất 140 triệu đồng mỗi m2, tăng trung bình 9,2% so với quý trước. Với các thị trường còn lại, Long An ghi nhận mức giá tăng nhẹ khoảng 2-5%, còn Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Ninh vẫn giữ nguyên.

Với thị trường thứ cấp, làn sóng tăng giá lan rộng hầu hết địa phương. Theo DKRA Group, giá thứ cấp đất nền Đồng Nai, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu trung bình tăng 20-30%. Tại Đồng Nai, đất nền khu vực huyện Nhơn Trạch, Long Thành có giá sang tay tăng từ 25-40%, thậm chí hơn 50% và có hiện tượng sốt ảo. Còn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, đất nền tại huyện Phú Mỹ, Hắc Dịch, Châu Đức tăng trung bình 15-25% so với cuối năm 2024. Các thị trường Bình Dương và Long An không xuất hiện tình trạng nóng sốt nhưng cũng tăng từ 10-12%.

Lý giải đà tăng giá đất nền thời gian qua, ông Võ Hồng Thắng, Phó tổng giám đốc DKRA Group, cho biết làn sóng săn đất ăn theo thông tin hạ tầng và sáp nhập tỉnh đang khiến giá leo thang ở cả sơ cấp và thứ cấp, đặc biệt các khu vực sáp nhập với đô thị lớn là TP HCM.

Bên cạnh đó, đầu năm, một số tỉnh thành đẩy mạnh tiến độ phát triển hạ tầng giao thông cùng hàng loạt dự án đô thị, khu công nghiệp của các tập đoàn lớn triển khai xây dựng, phần nào kích thích tâm lý đầu tư trở lại thị trường. Các chủ đầu tư mạnh dạn triển khai giai đoạn mới với giá bán tăng cao hơn, nhà đầu tư thứ cấp cũng tranh thủ thoát hàng với mức giá kỳ vọng tăng so với năm trước đó.

An Nhiên

Bình luận

Nổi bật

Thuế bất động sản: Có hạn chế được đầu cơ, nhưng cần phải triển khai thận trọng?

Thuế bất động sản: Có hạn chế được đầu cơ, nhưng cần phải triển khai thận trọng?

sự kiện🞄Thứ ba, 20/05/2025, 14:35

Đề xuất áp thuế 20% trên lợi nhuận chuyển nhượng bất động sản đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Có thể tăng minh bạch, công bằng và hạn chế đầu cơ, nhưng phải triển khai thận trọng để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.

Đất nền phía Nam: Giao dịch “bế tắc”, chủ đầu tư phải dừng mở bán?

Đất nền phía Nam: Giao dịch “bế tắc”, chủ đầu tư phải dừng mở bán?

sự kiện🞄Thứ ba, 20/05/2025, 14:35

Đất nền khu vực phía Nam đang chứng kiến cảnh nhiều chủ đất tung các chính sách ưu đãi nhằm tạo thanh khoản nhưng vẫn không có người quan tâm. Theo đó, nhiều người phải tạm dừng mở bán, tiết giảm chi phí vận hành.

Vai trò của chứng chỉ ISO 15189:2022 trong doanh nghiệp y tế

Vai trò của chứng chỉ ISO 15189:2022 trong doanh nghiệp y tế

sự kiện🞄Thứ ba, 20/05/2025, 07:46

(CL&CS)- Chứng chỉ ISO 15189:2022 không đơn thuần là một “tấm bằng danh dự”, mà là nền tảng cốt lõi đảm bảo năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ của các phòng xét nghiệm y tế.