Thứ hai, 08/04/2024, 07:21 AM

Đáp ứng tiêu chuẩn mở ra cơ hội

(CL&CS) - Vấn đề mở rộng thị trường xuất khẩu đã được khuyến nghị nhiều trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Nhưng việc đáp ứng yêu cầu và tận dụng cơ hội thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.

1

Để xuất khẩu vào thị trường hơn 1 tỷ dân như Ấn Độ thì sản phẩm của các doanh nghiệp phải đáp ứng không ít tiêu chuẩn. Không chỉ những tiêu chuẩn theo chuẩn quốc tế chung mà còn có nhiều tiêu chuẩn riêng, đơn cử như bắt buộc phải có Giấy chứng nhận tiêu chuẩn do Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ (chứng nhận BIS) để sản phẩm được phân phối, tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ. Thông thường, giấy chứng nhận BIS được cấp lần đầu trong vòng 1-2 năm và sau đó có thể xem xét cho gia hạn với thời gian 5 năm.

Hay với thị trường châu Phi, nhiều quốc gia còn có chủ trương hạn chế nhập khẩu hàng thành phẩm, khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu để phát triển sản xuất trong nước. Vì thế, để tận dụng được những thị trường này thì doanh nghiệp phải đầu tư, sản xuất tại nước sở tại để tận dụng cơ hội. Còn với việc thâm nhập vào thị trường Halal trong khối ASEAN, dù Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng vẫn chưa thể vào sâu hơn, bởi mỗi năm, ở trong nước chỉ có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với một số sản phẩm chủ yếu thuộc lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm nhưng sản lượng chưa nhiều.

Theo các chuyên gia, với bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn thì vấn đề bảo hộ thương mại sẽ càng được thực hiện chặt chẽ để các thị trường này bảo vệ sản phẩm và doanh nghiệp nội địa. Do đó, những điều kiện từ tiêu chuẩn chất lượng, việc đáp ứng các điều kiện về xuất xứ, bảo vệ môi trường, lao động… càng được đưa ra nhiều hơn. Thậm chí, có thị trường còn gây khó dễ cho doanh nghiệp ngoại trong việc cung cấp chứng chỉ, chứng nhận tiêu chuẩn.

Vì thế, các doanh nghiệp dù ở quy mô nào khi mở rộng thị trường cũng phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng từ tiềm năng, dư địa cho đến những rủi ro hoạt động. Khi nào doanh nghiệp hiểu rõ thị trường, hiểu đối tác, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn thì mới nên tiến hành giao thương và theo thời gian sẽ dần thâm nhập sâu hơn. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần có những hỗ trợ để doanh nghiệp hiểu thị trường và làm việc với các đối tác khi có rủi ro xảy ra.

Theo Tạp chí Hải quano Tri thức và Cuộc sống

Bình luận

Nổi bật

Singapore công bố tiêu chuẩn đo lưu lượng khối nhiên liệu boongke

Singapore công bố tiêu chuẩn đo lưu lượng khối nhiên liệu boongke

sự kiện🞄Thứ tư, 04/12/2024, 13:51

(CL&CS) - Cơ quan Hàng hải và Cảng Singapore (MPA) công bố triển khai áp dụng tiêu chuẩn đo lưu lượng khối nhiên liệu boongke, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2025.

Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017 yêu cầu đối với thân rễ cây cốt toái bổ dược liệu

Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017 yêu cầu đối với thân rễ cây cốt toái bổ dược liệu

sự kiện🞄Thứ tư, 04/12/2024, 13:50

(CL&CS) - Khi sử dụng thân rễ cốt toái bổ làm dược liệu hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau nên tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017 để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng thúc đẩy đổi mới sáng tạo

sự kiện🞄Thứ ba, 03/12/2024, 13:55

(CL&CS) - Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) gắn liền và tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH). Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, ngành TCĐLCL đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế của đất nước. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của hoạt động TCĐLCL trước những đòi hỏi ngày càng cao của bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), ngành TCĐLCL đã và đang không ngừng nỗ lực, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để đáp ứng nhu cầu thay đổi và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế vận hành theo hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số và phát triển bền vững.