Chủ nhật, 25/07/2021, 22:37 PM

Đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng mỗi tỉnh một kiểu, đứt gãy chuỗi cung

(CL&CS) - Vấn đề các đại biểu Quốc hội rất quan tâm là cách thức chống dịch trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay và tác động của các biện pháp chống dịch của các địa phương tới các hoạt động kinh tế.

 Hôm nay, Chủ nhật, ngày 25/7/2021 Quốc Hội đã họp cả ngày để thảo luận về kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giải pháp 6 tháng cuối năm 2021...

Tại phiên họp này, các đại biểu thống nhất đánh giá Chính phủ đã linh hoạt, chủ động trong chống dịch và phát triển kinh tế. Nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp đã được ban hành kịp thời. 

Thống nhất cao với Chính phủ khi xác định kiểm soát dịch bệnh là mục tiêu ưu tiên, kiên trì thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” phù hợp với tình hình thực tiễn. Nhưng các đại biểu cũng tỏ rõ nhiều lo ngại trước tác động của các biện pháp chống dịch mà các địa phương đang áp dụng tới các hoạt động kinh tế.

Nhiều địa phương sáng tạo, nhiều địa phương thái quá

Nhiều địa phương sáng tạo, khoa học đã có nhiều biện pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng của COVID-19 đối với đời sống người dân. Có những địa phương còn áp dụng các biện pháp “đón đầu dịch” không để mất “giờ vàng” trong chống dịch.  Nhưng một số địa phương đã ban hành những văn bản gây tranh cãi, áp dụng các biện pháp thái quá gây khó khăn cho người dân, hoạt động của doanh nghiệp”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn thảo luận tại phiên họp

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn thảo luận tại phiên họp

Nhưng mỗi tỉnh mỗi quy định. Có địa phương không cho xe chở nông sản đi qua mặc dù có giấy xác nhận an toàn dịch. Nhiều doanh nghiệp phản ánh xe hàng được thông chốt kiểm soát dịch qua nhiều tỉnh nhưng đến tỉnh cuối cùng cần giao hàng thì xe lại phải quay đầu.

“Cả nước như một cơ thể sống quan hệ tuần hoàn chặt chẽ, không thể vì những chỗ bị bệnh mà cắt rời hết tất cả. Vấn đề đặt ra là làm sao cách ly mà không tách rời, không làm đứt gãy nền kinh tế”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh.

Bà Thủy đánh giá cao Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo vấn đề này khi công điện ngày 15-6 của Thủ tướng đã nêu rõ: Một số nơi áp dụng biện pháp cứng nhắc, cực đoan gây nguy cơ làm gãy chuỗi cung ứng sản xuất quy mô lớn. Đồng thời Thủ tướng cũng giao trực tiếp cho từng bộ trưởng phải rà soát, xử lý tình hình này.

Cảnh báo đứt gãy chuỗi cung và hệ lụy xấu khi mỗi nơi một quy định phòng chống dịch cũng đã được các đại biểu nêu lên khi thảo luận ở tổ ngày hôm trước.

“Cách tiếp cận của Chính phủ trong phòng chống Covid-19 rất rất linh hoạt nhưng phải có các giải pháp làm giảm thấp nhất các tác động tới kinh tế”,  đại Phan Đức Hiếu (Thái Bình) phát biểu.

Nhưng thực tế tình đang căng như dây đàn và doanh nghiệp thì rối như tơ vò do một số nơi có sự thiếu vắng trong việc điều hành chung. Các địa phương áp dụng tiêu chuẩn riêng, mỗi địa phương áp dụng giấy xét nghiệp PCR riêng.dẫn tới ách tắc giao thông, hàng hóa.

Thiếu vắng trong việc điều hành chung doanh nghiệp

Nóng nhất có lẽ là công văn KHẨN số 4958/UBND-VX ngày 24/7 của Hải Phòng quy định “cách ly y tế tập trung 14 ngày với người về/đi qua Hà Nội”, bất kể là diện đối tượng nào.

Toàn bộ hoạt động vận tải hàng hóa giữa Hà Nội - Hải Phòng bị đặt vào tình trạng hết sức căng thẳng bởi các lái xe tải hàng đều sẽ bị áp quy định này.

Hải Phòng là cửa ngõ XNK lớn nhất phía Bắc, cũng là nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất nên bao nhiêu hàng hóa từ cảng Hải Phòng hay các nhà máy của Hải Phòng sẽ cần đưa lên Hà Nội cho các khâu kế tiếp (rồi tài xế phải về lại HP); hoặc hàng hóa từ các nhà máy địa bàn Hà Nội cũng phải chuyển tới cảng Hải Phòng để xuất đi các nước...

Các tình huống đổi tài xế, sang tải ... đều được doanh nghiệp đặt ra, nhưng không phải công ty nào cũng đủ điều kiện và số lượng tài để bố trí từng chặng. Nhưng nhiều loại hàng hóa cũng không thể sang tải ở các chốt vì việc sang tải phải cần thiết bị đặc thù... 

Hải Phòng có “mở” 1 cửa cho doanh nghiệp là trường hợp từ Hà Nội về mà có giấy xét nghiệm âm tính với Covid, bằng phương pháp RT-PCR do “các cơ sở được phép xét nghiệp tại Hà Nội” cấp thì Thành phố sẽ xem xét giải quyết theo từng trường hợp cụ thể.

Nhưng cánh cửa này quá hẹp và rất thiếu khả thi. Để có được giấy này cũng mất 1,5 ngày, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May cho biết.

Không chỉ ở Hải Phòng, mà cả tuần qua doanh nghiệp đang gặp khó khăn ở nhiều tỉnh khác do những quy định ở các tỉnh khác nhau và không rõ ràng về điều kiện xét nghiệm với lái xe.

Nhiều loại hàng hóa cũng không thể sang tải ở các chốt vì việc sang tải phải cần thiết bị đặc thù

Nhiều loại hàng hóa cũng không thể sang tải ở các chốt vì việc sang tải phải cần thiết bị đặc thù

Bộ Y tế đã hướng dẫn không kiểm tra chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 với người đi trên xe chở hàng hóa lưu thông trong nội tỉnh đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16/CT-TTg.  Nhưng ngay trong 19 tỉnh phía Nam đang áp dụng Chỉ thị 16 thì vẫn nhiều nơi yêu cầu giấy xét nghiệm.  Xe chở người không được cấp mã QR. TP. HCM dừng cấp mã QR cho xe hàng. Ở nhiều chốt xe không có mã  không được vào thành phố, nên hàng hoá để XNK qua các cảng tại TPHCM đang tắc. DN ko biết ứng xử ra sao.

Theo hướng dẫn Bộ Y tế giấy xét nghiệm SARS-CoV-2  có hiệu lực trong 72 giờ. Nhưng có nơi chỉ chấp nhận kết quả test nhanh trong 24 giờ. Quảng Ninh – Hải Dương, Hưng Yên chỉ chấp nhận trong 48 giờ... Tỉnh Lào Cai chỉ chấp nhận kết quả test của tỉnh.

Một doanh nghiệp ước tính tháng này họ mất cả trăm triệu tiền test cho lái xe, số tiền này bằng 1/5 lợi nhuận của doanh nghiệp.  Doanh nghiệp khác cho biết đang đứng trước nguy cơ đứt dây chuyền sản xuất vì xe chở linh kiện tắc trên đường, và thiệt hại do hàng nằm chờ là 2,5 USD/phút.

Liên tục cập nhật thông tin từ thực tiễn, đại biểu Phan Đức Hiếu cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp hiện tại, các địa phương phải thực hiện những giải pháp phòng chống dịch bệnh cần thiết. Doanh nghiệp, người dân cần chia sẻ những khó khăn của các địa phương trong thực hiện trách nhiệm phòng chống dịch.

Nhưng các địa phương cần có sự phối hợp, thống nhất trong một chiến lược chống dịch tổng thể chung để giao thương hàng hóa lưu thông, không để chuỗi cung ứng, sản xuất đứt gãy.

Quy định rõ ràng, thống nhất và minh bạch là điều doanh nghiệp cần nhất lúc này. Làm sao để doanh nghiệp biết rõ xe đi từ A đến B thì cần điều kiện gì để doanh nghiệp sẽ chủ động các luồng tuyến và xét nghiệm lại cho lái xe, không để doanh nghiệp mò mẫm thực thi. Việc thực thực hiện tại các chốt cũng phải được giám sát để tuân thủ đúng như công bố.

Đại biểu Phan Đức Hiếu đề nghị trong Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm cần đưa  vào quy định: Tăng cường phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan, địa phương trong triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, áp dụng nguyên tắc công nhận lẫn nhau; Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và minh bạch các thông tin về biện pháp phòng chống dịch.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ). 

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.

Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:03

(CL&CS) - Các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước tập trung chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công. Các bộ, cơ quan, địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch năm 2024, khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn mới được bổ sung.

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21

(CL&CS) - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông; đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.