Thứ tư, 05/10/2022, 20:25 PM

Đà Nẵng chuẩn bị sẵn các phương án ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ

(CL&CS) - Ngày 5/10, Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, trước thông tin xuất hiện ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP.HCM, UBND TP. Đà Nẵng chỉ đạo ngành y tế, các đơn vị, địa phương liên quan đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý ca bệnh kịp thời theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tăng cường kiểm tra kiểm soát dịch tại cửa ngõ sân bay Đà Nẵng

Tăng cường kiểm tra kiểm soát dịch tại cửa ngõ sân bay Đà Nẵng

Bộ Y tế đã có hướng dẫn về việc phát hiện, ghi nhận các triệu chứng liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ. Theo đó, triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, giảm năng lượng, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da. Thường bắt đầu với 1 đến 3 ngày khởi sốt. Tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng và sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy. Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài ngàn nốt. Triệu chứng điển hình thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị. Thời gian ủ bệnh của bệnh đậu mùa khỉ thường từ 6-13 ngày.

Bác sĩ Trần Thanh Thủy, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, hiện ngành y tế đã lên phương án phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ với mục tiêu phát hiện sớm trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, đáp ứng khẩn cấp, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, bùng phát ra cộng đồng.

Theo đó, ngành y tế xây dựng 3 tình huống, gồm chưa ghi nhận ca bệnh tại thành phố; xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào thành phố và tình huống 3 là dịch lây lan trong cộng đồng.

Các tình huống được xây dựng dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ. Đối với tình huống xuất hiện ca bệnh, người tiếp xúc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang y tế, kính đeo mắt, găng tay, mũ áo…

Bên cạnh đó, ngành y tế Đà Nẵng chủ động rà soát, điều tra mở rộng xung quanh tại các điểm nguy cơ cao (nơi ở, nơi làm việc…), tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, cảnh giác, để phát hiện sớm các trường hợp bệnh nghi ngờ theo định nghĩa đồng thời cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo quy định.

Ngoài ra, tiếp tục khử khuẩn và xử lý môi trường ổ dịch, khu vực nhà ở, nơi làm việc/học tập của người bệnh… Các hoạt động điều tra, truy vết; giám sát, điều tra dịch tễ, truyền thông tại cửa khẩu, cộng đồng, cơ sở y tế phải được triển khai thường xuyên”.

Đà Nẵng chuẩn bị sẵn các phương án ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ, tránh để lây lan, bùng phát ra cộng đồng.

Đà Nẵng chuẩn bị sẵn các phương án ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ, tránh để lây lan, bùng phát ra cộng đồng.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Đà Nẵng cũng cho biết, hiện các đơn vị, địa phương đang đặt chế độ cảnh giác cao nhất với bệnh đậu mùa khỉ để kịp thời có phản ứng, phương án xử lý phù hợp diễn biến dịch bệnh theo các tình huống đặt ra.

Cơ sở y tế khẩn trương rà soát, chủ động đề xuất tham mưu, đảm bảo sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm hóa chất, nhân lực, kinh phí để đáp ứng các tình huống của dịch bệnh đã xảy ra. Đảm bảo tốt công tác thu dung, điều trị, phân luồng người bệnh tại cơ sở điều trị cũng như công tác phòng chống lây nhiễm tại cơ sở xét nghiệm và y tế. Trung tâm kiểm soát bệnh tật thì tăng cường giám sát đậu mùa khỉ tại cửa khẩu, tại cơ sở khám chữa bệnh, cộng đồng.

Khi nghi ngờ đang có triệu chứng hoặc đã tiếp xúc gần với một người mắc bệnh đậu mùa khỉ, người dân hãy liên hệ với cơ sở y tế để xin tư vấn, xét nghiệm và được chăm sóc y tế. Nếu có thể, hãy tự cách ly và tránh tiếp xúc gần với người khác. Hãy rửa tay thường xuyên và thực hiện các bước liệt kê trên đây để bảo vệ người khác khỏi nhiễm bệnh; cán bộ y tế sẽ lấy mẫu để xét nghiệm.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, để chủ động phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ, người dân cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú, khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn. Bên cạnh đó, cần bảo đảm an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Thế Sơn

Bình luận

Nổi bật

Hiến máu cứu người: Tất cả vì cộng đồng

Hiến máu cứu người: Tất cả vì cộng đồng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Vừa qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu với chủ đề: “Hiến giọt máu đào – Trao đời sự sống”.

Thúc đẩy mô hình đổi mới sáng tạo mở trong lĩnh vực y tế

Thúc đẩy mô hình đổi mới sáng tạo mở trong lĩnh vực y tế

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Mới đây, Bệnh viện 199, Bộ Công an phối hợp tổ chức hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế” tại thành phố Đà Nẵng.

Chuyển giao kỹ thuật và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở Điện Biên

Chuyển giao kỹ thuật và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở Điện Biên

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Vừa qua, Bộ Y tế tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho 1.000 đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện biên, chuyển giao kỹ thuật và khám chữa bệnh từ thiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn.