Cửa hàng bán lẻ truyền thống càng lo, người tiêu dùng càng mừng!

(NTD) - Khảo sát của Nielsen Việt Nam vừa công bố cho thấy, với hơn 1,4 triệu cửa hàng bán lẻ, kênh thương mại truyền thống hiện vẫn là kênh lớn nhất cả về số lượng cửa hàng và đóng góp doanh thu cho ngành hàng tiêu dùng nhanh. Tuy nhiên chủ các cửa hàng này lại đang lo lắng trước tốc độ “xâm lấn” như vũ bảo của các hệ thống siêu thị lớn, nhỏ. Trong khi đó, người tiêu dùng lại lạc quan hơn vì có thêm nhiều kênh để lựa chọn.

37410849_10210249978920719_8398725590034677760_n
 

Cửa hàng bán lẻ truyền thống bi quan

Không như nhiều người nghĩ siêu thị mới là kênh bán lẻ lớn và có doanh số cao nhất, ở khu vực thành thị, kênh thương mại truyền thống đóng góp khoảng 83% tổng doanh thu, tương đương gần 10 tỷ USD trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Những cửa hàng bán lẻ, tiệm tạp hóa hằng hà sa số trên các con đường chúng ta đi làm hàng ngày vẫn là nơi được chọn mua hàng hóa nhiều hơn.

Một chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ cho biết, thói quen mua hàng ở những cửa tiệm nhỏ lẻ vẫn ăn sâu trong người tiêu dùng khoảng 5-10 năm nữa. Không chỉ tiện, gần nhà hay dễ ghé trên con đường hay đi lại mà còn do độ thân thiện, tương tác và dễ làm “mối ruột” hơn.

Từ khi Co.opmart bắt đầu bành trướng khắp hang cùng ngõ hẻm cùng hàng loạt hệ thống siêu thị nội ngoại, cửa hàng tiện lợi khác; tiểu thương hay chủ tiệm tạp hóa đã thay đổi tư duy bán hàng. Họ chăm chút hàng hóa, chiều khách và linh hoạt hơn trong cung cách phục vụ, giá bán. Giờ đây gần như siêu thị có thứ gì họ có thứ ấy, bán giá nào họ cũng chạy theo giá đó.

Do vẫn chiếm thị phần chủ yếu nên các nhà phân phối chiều họ không khác gì siêu thị nên họ có nguồn hàng ổn định và giá cả, chất lượng tương đương siêu thị. Bà Lê Ngọc M., chủ 1 cửa hàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1, TP.HCM), cho hay: “Mình không chiều và giữ khách họ bỏ đi ngay vì có nhiều kênh lựa chọn khác. Hồi trước cứ ngồi có khách đến mua giờ phải xin số điện thoại để thường xuyên hỏi thăm, có gì mới là thông báo ngay. Tết nhất, lễ lạt tôi đều có quà hay khuyến mãi cho khách quen”.

Tuy nhiên, khảo sát trên cho hay, mức độ tự tin của các cửa hàng tạp hóa truyền thống vào ngành bán lẻ và tình trạng kinh doanh của họ trên khắp nước đang ở mức thấp nhất trong 2 năm qua, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Theo báo cáo, chỉ số niềm tin các nhà bán lẻ truyền thống giảm xuống 68 điểm.

Theo Giám đốc cấp cao bộ phận Dịch vụ Đo lường bán lẻ của Nielsen Việt Nam Nguyễn Anh Dũng, chỉ số niềm tin nhà bán lẻ trung bình ở mức 100. Nếu trên mức 100, thường các nhà bán lẻ rất tự tin. Dưới mức 100, các nhà bán lẻ không tự tin. Như vậy, với mức 68 điểm, chắc chắn nhà bán lẻ truyền thống hiện khá “hoang mang” và hầu như giảm sút sự lạc quan về tiềm năng của thị trường bán lẻ. Ông cho biết họ lo ngại chủ yếu việc các hệ thống siêu thị mở thêm những mini mart và cửa hàng tiện lợi ngày càng dày đặc.

37561329_10210249970680513_8593943836596633600_n
Nhiều cửa hàng bán lẻ truyền thống chiều khách và tự làm mới mình hơn trước đây.

Người tiêu dùng lạc quan

Người bán lo nhưng người tiêu dùng lại mừng vì các nhà bán lẻ càng cạnh tranh họ càng mua được hàng giá tốt và phục vụ chu đáo hơn. Theo khảo sát về chỉ số niềm tin của người tiêu dùng trong quý 1/2018 lại đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 124 điểm.

Dù người tiêu dùng lạc quan hơn nhưng sức mua tăng không nằm ở kênh thương mại truyền thống. Theo ông Dũng, chi tiêu của người tiêu dùng thành thị hiện ưu tiên rót vào những khoản lớn hơn như du lịch, xe máy, điện thoại, đồ gia dụng…

Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng số lượng cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý này của các nhà bán lẻ truyền thống. Số lượng cửa hàng tiện lợi đã tăng hơn 10 lần trong 5 năm qua, từ 147 cửa hàng năm 2012 lên khoảng 1.700 cửa hàng trong năm 2017. Dự kiến đến cuối năm 2018, con số này sẽ lên đến 2.000. Tuy nhiên chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Nha Trang… Vì vậy thị phần ở các đô thị nhỏ và nông thôn vẫn còn khá nhiều cho cửa hàng bán lẻ truyền thống.

Các chuyên gia kinh tế dự báo đến cuối 2020, kênh bán lẻ hiện đại gồm các siêu thị, cửa hàng tiện lợi sẽ chiếm ưu thế ở nhiều thành phố lớn nhưng cũng chỉ các khu vực trung tâm. Bên cạnh đó thói quen mua hàng ở cửa hàng truyền thống của nhiều người tiêu dùng sẽ giúp loại cửa hàng này chiếm khoảng 50-60% trở lên trong vòng 5 năm nữa.

Với tình hình trên thì cửa hàng bán lẻ truyền thống vẫn còn đất sống nhưng “sống khỏe” đến lúc nào rất khó dự báo trước, nhất là khi các ông lớn bán lẻ khác đang ngấp nghé thị trường Việt Nam. Nhưng dù bán kênh nào thì càng nhiều hệ thống, càng cạnh tranh mạnh, người tiêu dùng càng được lợi. Nên xem đó là tín hiệu vui hơn chỉ nghĩ đến tương lai “trắc trở” của kênh bán lẻ truyền thống.

Phan Nguyễn

_NTD_So 453 454_In_Page_14
 

 

Bình luận

Nổi bật

Hoàng Anh Gia Lai đặt kế hoạch lợi nhuận 1.320 tỷ đồng và xóa lỗ lũy kế

Hoàng Anh Gia Lai đặt kế hoạch lợi nhuận 1.320 tỷ đồng và xóa lỗ lũy kế

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 12:16

(CL&CS) - CTCP Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức đặt mục tiêu kinh doanh năm 2024 với doanh thu 7.750 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.320 tỷ đồng và phấn đấu cuối năm nay sẽ xóa được lỗ lũy kế.

'Đường đi' đến khối tài sản hơn 1 tỷ USD của đại gia Việt U70, học vật lý hạt nhân cầm quân 'ông lớn' bán lẻ 4 tỷ USD bao phủ khắp kệ hàng siêu thị

'Đường đi' đến khối tài sản hơn 1 tỷ USD của đại gia Việt U70, học vật lý hạt nhân cầm quân 'ông lớn' bán lẻ 4 tỷ USD bao phủ khắp kệ hàng siêu thị

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 17:57

Là người đứng đầu 1 tập đoàn nổi tiếng tại Việt Nam, vị đại gia U70 này đã trải qua những hành trình dài dặc để sở hữu khối tài sản 1,1 tỷ USD (28.000 tỷ đồng).

Nhóm nhà đầu tư chi 1.300 tỷ đồng trở thành cổ đông lớn của Hoàng Anh Gia Lai

Nhóm nhà đầu tư chi 1.300 tỷ đồng trở thành cổ đông lớn của Hoàng Anh Gia Lai

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:07

(CL&CS) - CTCP Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức vừa có thêm nhóm nhà đầu tư lớn khi họ vừa chi 1.300 tỷ đồng mua cổ phiếu HAG trong đợt chào bán riêng lẻ vừa qua.