Công ty Hitejinro Việt Nam: Trốn thuế, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai thông tin?

(CL&CS) - Hoạt động của Công ty Hitejinro Việt Nam đã tồn tại nhiều vấn đề liên quan tới pháp lý. Trong kết luận Thanh tra thuế số 98018/KL-CT-TKT1 của Cục thuế Hà Nội ngày 31/12/2019 tại Công ty TNHH Hitejinro Việt Nam cũng chỉ rõ sai phạm về thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đơn vị có 100% vốn của Hàn Quốc.

Cách quảng cáo sản phẩm "số 1", "nhất"?

Theo tìm hiểu của PV thì Công ty Hitejinro Việt Nam, được thành lập từ tháng 11/2015, là công ty 100% vốn của Hàn Quốc và là một trong 05 văn phòng đại diện của Tập đoàn Hitejinro toàn cầu. Sản phẩm của Công ty đã có mặt tại hơn 65 quốc gia, bao gồm: rượu Jinro Soju, rượu Jinro 24, Max Beer, rượu gạo Meakguli… Sản phẩm rượu Soju của Hàn Quốc đã được người Việt Nam biết tới và ưa chuộng sau hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam… Tại website của Công ty có quảng cáo, Hitejinro là thương hiệu rượu mạnh số 1 thế giới; là công ty sản xuất có cồn số 1 tại Hàn Quốc.

Những lời quảng cáo về sản phẩm của đơn vị để thu hút người tiêu dùng tin tưởng

Những lời quảng cáo về sản phẩm của đơn vị để thu hút người tiêu dùng tin tưởng

Cũng trên website http://www.hitejinro.com.vn/gioi-thieu/ thì Tập đoàn Hitejinro đại diện cho đồ uống có cồn Hàn Quốc. Jinro, là công ty soju lâu đời nhất tại Hàn Quốc được thành lập từ những năm 1924 và công ty bia đầu tiên của Hàn Quốc – Hite, được thành lập vào năm 1933. Hite – Jinro tiếp tục phát triển để đại diện cho ngành công nghiệp đồ uống có cồn tại Hàn Quốc, đặt chất lượng, sự hài lòng của khách hàng làm tiền đề cao nhất và là ưu tiên hàng đầu của mình trong suốt thời gian tồn tại, phát triển của công ty.

Trên góc độ kinh doanh, việc giới thiệu sản phẩm hay thương hiệu “số 1” trên thị trường là điều tối kị vì chỉ khẳng định khi đúng là “nhất” và không còn đơn vị nào mạnh hơn, sản phẩm tốt hơn. Điều này đã được thể hiện trong nhiều video quảng cáo của 02 hàng nước giải khát nổi tiếng là Pepsi và Coca cola luôn có xu hướng dìm đối thủ cạnh tranh không thương tiếc.

Ngoài ra, khi tìm kiếm sản phẩm rượu gạo Meakguli thì kết quả Google trả về không có dữ liệu ngoài bài viết của Hitejinro, trong khi, rượu gạo truyền thống của Hàn Quốc có tên Makgeolli – thức uống có cồn lên men phổ biến nhất ở Hàn Quốc, với nồng độ cồn thấp hơn so với rượu chưng cất. Loại rượu này ở mỗi vùng lại có bí quyết lên men riêng nên hương vị cũng mang đặc trưng vùng miền. Vì vậy, với sản phẩm rượu gạo Meakguli như Hitejinro giới thiệu có thể nói rất ít thông tin để tìm hiểu, đối chứng với cách công ty quảng bá sản phẩm hay đây là nhãn hiệu “mới”, “lạ”?

Có hành vi trốn thuế?

Theo tìm hiểu thì pháp nhân ở Việt Nam của đơn vị được thành lập vào tháng 11/2015, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 010716144 đăng ký lần đầu ngày 03/12/2015 do Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội cấp; ngành nghề kinh doanh chính: Nhập khẩu và phân phối rượu; hình thức hạch toán kế toán: Nhật ký chung; niên độ kế toán: từ 01/01 – 31/12; hình thức kê khai nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; mục lục Ngân sách: Cấp 1 Chương 152 – Loại 190 – Khoản 194; tài khoản ngân hàng 700-005-xxxxxx (VND), 700 – 005xxxxxx (USD) tại Ngân hàng Shinhan Bank Việt Nam – chi nhánh Hà Nội…

Một trụ sở của Tập đoàn Hitejinro đại diện cho đồ uống có cồn Hàn Quốc

Một trụ sở của Tập đoàn Hitejinro đại diện cho đồ uống có cồn Hàn Quốc

Dù mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhưng ghi nhận doanh thu năm 2016 cũng đạt 2,5 triệu USD. Tuy nhiên, hoạt động của Công ty Hitejinro Việt Nam đã tồn tại nhiều vấn đề liên quan tới pháp lý. Trong kết luận Thanh tra thuế số 98018/KL-CT-TKT1 của Cục thuế Hà Nội ngày 31/12/2019 tại Công ty TNHH Hitejinro Việt Nam cũng chỉ rõ sai phạm về thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập doanh nghiejp (TNDN), thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), cụ thể:

Một, thuế GTGT, Công ty kê khai thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chưa đúng quy định tại Thông tư 219/TT-BTC ngày 31/12/2013;

Hai, thuế TNDN, Công ty có kê khai theo quy định nhưng đã áp dụng không đúng quy định tại Thông tư 66/2010/TT-BTC, Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Thông tư 41/2017/TT-BTC, không thực hiện điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận tương ứng của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn từ kết quả phân tích so sánh, thuộc trường hợp cơ quan thuế ấn định tỷ suất lợi nhuận theo quy định tại Thông tư 66/2010…;

Ba, thuế TNCN, Công ty kê khai thiếu thuế TNCN phải nộp theo quy định;

Bốn, thuế TTĐB, liên quan đến việc xác định giá tính thuế TTĐB giai đoạn từ 1/1/2016 – 30/6/2016 theo Thông tư 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015…, do công ty không cung cấp được giá bán ra bình quân của từng loại sản phẩm bán ra cho các đơn vị khác và công ty sẽ phải chịu xử lý nếu thuộc trường hợp bị ấn định giá tính thuế TTĐB;

Căn cứ vào kết quả thanh tra xác định số liệu tăng, giảm sau thanh tra và số thuê truy thu là 717.283.727 đồng; giảm lỗ 26.630.584.431 đồng (bao gồm năm 2016 là 2.243.280.993; năm 2017 là 4.784.907.477 đồng và năm 2018 là 19.602.395.961 đồng.

Qua đó, yêu cầu Công ty Hitejinro Việt Nam chấn chỉnh ngay các tồn tại và điều chỉnh sổ sách kế toán, các nội dung khác có liên quan đến số liệu tăng, giảm qua thanh tra để làm cơ sở hạch toán, kê khai thuế kỳ sau; nộp số tiền thuế truy thu, tiền phạt, tiền chậm nộp với tổng số tiền là 1.027.388.960 đồng vào kho bạc nhà nước TP Hà Nội.

Trong đó, tiền phạt do khai sai mức 20% trên tổng số thuế tăng thêm quy định tại khoản 1, điểm 33, điều 1 Luật số 21/2012/QH13… do có hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp là 143.093.005 đồng; tiền phạt với mức 1 lần trốn thuế theo quy định do có hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp, số tiền: 1.818.700; tiền phạt mức 35.000.000 đồng theo quy định đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp…

Cùng ngày 31/12/2019, Cục thuế TP Hà Nội cũng ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Hitejinro với các hành vi nêu trên. Ngày 27/10/2020, Cục thuế TP Hà Nội tại Quyết định số 93910/QĐ-CT-QLN về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế đã đề nghị Ngân hàng Shinhan Việt Nam – chi nhánh Hà Nội có trách nhiệm trích số tiền Công ty Hitejinro Việt Nam phải nộp vào Kho bạc Nhà nước.

Liên quan đến những thông tin về sự việc này, PV đã liên hệ với Công ty Hitejinro Việt Nam (có địa chỉ tại tầng 31, tòa nhà Handico, Khu Đô Thị Mới Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) để đa chiều thông tin nhưng sau một thời gian dài vẫn chưa nhận được câu trả lời từ đơn vị này.

Tự ý dùng từ “nhất”, “số 1” trong quảng cáo bị phạt đến 100 triệu đồng

Khoản 2 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định hành vi quảng cáo có sử dụng các từ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 - 20 triệu đồng. Cá nhân, tổ chức vi phạm buộc phải tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo.

Bên cạnh đó, việc sản phẩm không có tài liệu hợp pháp chứng minh về chất lượng “số một” mà tổ chức, cá nhân vi phạm cố tình quảng cáo gian dối để lừa gạt người tiêu dùng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Tại Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, cấm làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Như vậy, chỉ khi đáp ứng các yêu cầu trên thì tổ chức, cá nhân mới được dùng từ “nhất”, “số 1” trong quảng cáo. Các công ty, doanh nghiệp cần nắm chắc điều này để không vi phạm các quy định pháp luật.

PV sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc ở bài viết tiếp theo.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Cách đây 2 năm, tại Bình Phước, giới đầu tư không khỏi kinh ngạc trước hình ảnh sôi động của thị trường bất động sản Bình Phước. Khi đó, giá nhà đất Bình Phước bất ngờ được đẩy lên cao ngất ngưởng. Thậm chí những dự án được rao bán cách đây nhiều năm đến thời điểm “cơn sốt” diễn ra vẫn chỉ là bãi đất trống nhưng lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư.

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Theo Báo cáo tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội quý 1/2024 của OneHousing (đơn vị thuộc Tập đoàn One Mount) cho thấy, khoảng 53% khách hàng được hỏi đều có nhu cầu mua bất động sản trong quỹ đầu năm nay (tăng 17%) so với quý 3/2023.

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Có thể thấy, từ đầu năm đến nay, các phiên đấu giá tại Hà Nội khá sôi nổi, đặc biệt là những huyện ngoại thành với liên tiếp các cuộc đấu giá được diễn ra với đông đảo lượng người tham dự.