Văn hóa và Đời sống
Thứ ba, 06/02/2024, 11:38 AM

Cổ vật độc bản từng bị giấu dưới đáy ao làng được công nhận là Bảo vật Quốc gia, sau khi trục vớt khiến giới chuyên gia ai cũng bất ngờ

Đây là tác phẩm gốm men độc bản, hình thức độc đáo, có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa và khoa học.

Tháp gốm men chùa Trò đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia vào năm 2018. Tháp gốm vốn là đồ thờ tự tại chùa Trò (Đại Phúc tự) thuộc xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là ngôi chùa cổ, tương truyền được xây dựng từ thời Lý - Trần.

Năm 1954, ngôi chùa bị giặc Pháp đốt cháy, đồ thờ tự bị thất tán; cây bảo tháp được giấu xuống ao. Khi hòa bình lập lại, nhân dân đã trục vớt lên, chuyển về Bảo tàng tỉnh lưu giữ. Tháp có niên đại thời Trần (thế kỷ XIV).

Tháp gốm men chùa Trò. Ảnh: VOV

Tháp gốm men chùa Trò. Ảnh: VOV

Đây là tác phẩm gốm men độc bản, hình thức độc đáo, có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa và khoa học trong kho tàng gốm cổ nói riêng, kho tàng di sản văn hóa Việt Nam nói chung.

Cây bảo tháp là tháp thờ bằng gốm men lớn nhất, nguyên vẹn nhất có trong kho tàng gốm cổ Đại Việt. Trong khi tháp gốm men trắng hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia chỉ còn lại 4 tầng và bệ, đã bị bong men hầu như toàn bộ. Cây bảo tháp men ngọc Việt Nam, lưu giữ tại Bảo tàng Adam Malik, Jakarta (Indonesia) cũng chỉ còn lại phần chân đế. Những phát hiện khảo cổ học tại các phế tích chùa, tháp thời Lý - Trần cũng chỉ là những mảnh vỡ, có số lượng rất ít...

Các mặt của tháp gốm men chùa Trò. Ảnh: Hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia

Các mặt của tháp gốm men chùa Trò. Ảnh: Hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia

Những ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử lược đã chỉ ra rằng, thời Lý Nhân Tông, năm 1105, ngay cả một Quốc tự như Diên Hựu ở Thăng Long cũng chỉ có hai cây bảo tháp nhỏ bằng gốm trắng, đặt thờ trước sân chùa. Điều đó phản ánh sự quý hiếm của loại hình di vật này.

Tháp được làm bằng đất nung, tráng men ba màu: xanh ngọc, trắng và nâu, dáng một khối hộp hình vuông, rộng ở đế và thu nhỏ dần về phía đỉnh, phần còn lại 9 tầng, lòng tháp rỗng. Bốn mặt các tầng tháp đều có cửa hình tò vò. Toàn bộ tháp được trang trí hoa văn, mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Trần.

Toàn bộ tháp được trang trí hoa văn với các đề tài vô cùng phong phú như: hoa sen, hoa cúc, lá đề, hoa lá dây, rồng, mây, sừng tê, ngọc báu, Kinari, tượng Phật, bảo tháp… mang đậm yếu tố của nghệ thuật Phật giáo. Ảnh: VOV

Toàn bộ tháp được trang trí hoa văn với các đề tài vô cùng phong phú như: hoa sen, hoa cúc, lá đề, hoa lá dây, rồng, mây, sừng tê, ngọc báu, Kinari, tượng Phật, bảo tháp… mang đậm yếu tố của nghệ thuật Phật giáo. Ảnh: VOV

Tính từ đế lên tới đỉnh, tháp được làm thành ba thớt, tương ứng với ba phần: đế, bệ và thân. Đế tháp được tạo 4 khối tương tự nhau, sau đó ghép lại thành một khối hộp vuông vững chắc, trên đế có 2 băng hoa văn. Bệ tháp là một khối hộp hình vuông, có 4 chân quỳ trang trí hình lá đề ở 4 góc. Thân tháp cũng là một khối hộp vuông được làm rời nhau, nay còn lại 9 tầng cùng với 446 tượng Phật bố trí từ trên xuống dưới tạo nên cảm giác tầng tầng, lớp lớp, bốn phương, tám hướng đâu đâu cũng có hình ảnh Đức Phật.

Bệ bảo tháp chùa Trò là một khối hộp hình vuông, có 4 chân quỳ ở 4 góc. Các chân quỳ trang trí hình lá đề với kỹ thuật khắc nổi, nét sâu, thô, rồi được tô men nâu trên những gờ lá đề... Ảnh: Dân Việt

Bệ bảo tháp chùa Trò là một khối hộp hình vuông, có 4 chân quỳ ở 4 góc. Các chân quỳ trang trí hình lá đề với kỹ thuật khắc nổi, nét sâu, thô, rồi được tô men nâu trên những gờ lá đề... Ảnh: Dân Việt

Tường của tháp nổi bật là mảng hoa văn hai bên cửa, với họa tiết rồng giáng (rồng có đầu quay xuống, đuôi quay lên) trên nền men trắng. Rồng có thân uốn hình sin, bờm và mào lửa tốc về phía trước, xung quanh là mây đang bay.

Hình ảnh rồng trên bảo tháp chùa Trò mang đặc trưng nổi bật của nghệ thuật trang trí rồng thời Trần. Trên cửa là hệ thống con sơn chồng đấu được phủ men nâu, đỡ bên dưới là những đấu lớn phủ men trắng.

Bốn góc là con sơn năm đấu, giữa là con sơn ba đấu tạo thành 16 con sơn quanh mái tháp. Xen kẽ con sơn là lá đề men ngọc, trong lòng lá đề là tượng Phật ở tư thế thiền định. 

Diềm mái phủ men trắng khắc chìm hồi văn chữ S gấp khúc – loại hoa văn thường gặp trên nghệ thuật đồ đồng thời Đông Sơn, có niên đại hơn 1.000 năm trước đó. Ảnh: VOV

Diềm mái phủ men trắng khắc chìm hồi văn chữ S gấp khúc – loại hoa văn thường gặp trên nghệ thuật đồ đồng thời Đông Sơn, có niên đại hơn 1.000 năm trước đó. Ảnh: VOV

Tất cả tầng của bảo tháp còn lại đều có 4 cửa, nhưng không có tượng kim cương trấn giữ. Thay vào đó là tám khung hoa văn nổi phủ men trắng trang trí tượng Phật trong tư thế ngồi thiền. Tám khung hoa văn này được bố cục đối xứng qua cửa và được viền ngoài là khung men nâu. Đây có lẽ cũng là chủ đích của các nghệ nhân, nhằm tạo nên một tác phẩm thờ tự mang đặc trưng của Phật giáo Thiền tông.

Tháp gốm men chùa Trò với những đề tài trang trí đậm sắc màu Phật giáo, đã phản ánh một thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam, khi tôn giáo này được hai triều Lý và Trần tôn vinh thành Quốc giáo. Những đề tài trang trí trên tháp dẫu mang đậm chất nhà Phật nhưng đó lại là sự mở đầu, làm cơ sở cho nghệ thuật của các triều đại sau lấy cảm hứng để tiếp thu và sáng tạo.

Hoa văn trang trí trên tháp còn phản ánh sự dung nạp nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ, Trung Hoa và Chăm Pa của người Việt với một thái độ mềm dẻo nhưng cũng khẳng định sự kế thừa những yếu tố truyền thống Đông Sơn trước đó hơn một nghìn năm.

Quỳnh Châu

Bình luận

Nổi bật

'Sát vách' Việt Nam, một hòn đảo du lịch nổi danh đang thiếu nước trầm trọng, chính quyền họp thảo luận 'cầu cứu' nước từ đất liền

'Sát vách' Việt Nam, một hòn đảo du lịch nổi danh đang thiếu nước trầm trọng, chính quyền họp thảo luận 'cầu cứu' nước từ đất liền

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 14:27

Đợt nắng nóng gay gắt toàn châu Á đã gây tình trạng thiếu nước trầm trọng tại quần đảo Koh Phi Phi, các hồ chứa nước tại đây đã cạn kiệt từ cuối tháng 4.

6.000 cư dân của một ngôi làng này đều sống trên một phố dài 9km, nhà nào cũng có 1 dải ruộng

6.000 cư dân của một ngôi làng này đều sống trên một phố dài 9km, nhà nào cũng có 1 dải ruộng

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 14:02

Hầu hết mọi người đều bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú trước cách bài trí độc đáo của của vùng nông thôn này.

Vị Tiến sĩ được mệnh danh ‘ông tổ nghề giám thị’ Việt Nam: Nổi tiếng coi thi, chấm thi nghiêm khắc, góp công soạn thảo một biên niên sử giá trị

Vị Tiến sĩ được mệnh danh ‘ông tổ nghề giám thị’ Việt Nam: Nổi tiếng coi thi, chấm thi nghiêm khắc, góp công soạn thảo một biên niên sử giá trị

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 13:44

Trong suốt thời gian làm công việc trông coi trường thi, ông nổi tiếng là người cực kỳ nghiêm khắc.