Dữ liệu cũ
Thứ ba, 17/04/2018, 18:15 PM

Chừng nào thì Mỹ chính thức tái gia nhập CPTPP?

(NTD) - Ngày 17/4, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump đã chỉ thị các quan chức cấp cao xem xét khả năng tái gia nhập thỏa thuận Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement - TPP) nếu có thể đạt được "một thỏa thuận tốt hơn".

 

Quyết định được các nghị sĩ thuộc những bang có nền nông nghiệp mạnh của Hoa Kỳ hoan nghênh này có thể đánh dấu sự thay đổi 180 độ của Tổng thống Trump khi chính ông là người phản đối TPP trong chiến dịch tranh cử và đã rút Mỹ khỏi TPP hôm 23/1/2017 ngay sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ ngày 20/1/2017.

Hoa Kỳ sẽ quay lại TPP, nếu…

Tên cũ là TPP. Sau khi Hoa Kỳ rút, TPP chỉ còn lại 11 nước. Đến đầu tháng 11/2017, trong khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu tháng 11/2017, đã có cuộc họp bàn về 11 nước tiếp tục TPP và đổi thành tên mới: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Trans Pacific Partnership -  CPTPP).

Trên Twitter, ông viết: “Sẽ chỉ tham gia TPP nếu thỏa thuận đạt được tốt hơn so với thỏa thuận dưới thời TT Obama. Chúng ta đã có thỏa thuận song phương với 6 trong số 11 nước trong TPP, và đang cố gắng đạt được thỏa thuận lớn với những quốc gia này, gồm cả Nhật Bản – nước đã gây khó khăn cho thương mại Mỹ nhiều năm!”.

TrumpTPP3
Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter về ý định Mỹ quay trở lại TPP (Ảnh:TWITTER)

Tuyên bố tái gia nhập nhưng ông Trump vẫn còn “làm eo”: Nếu có thể đạt được "một thỏa thuận tốt hơn". Điều này đã được Phó Thư ký báo chí Nhà Trắng Lindsay Walters lý giải: "Năm ngoái, Tổng thống đã giữ lời hứa rút khỏi TPP... bởi vì thỏa thuận này không công bằng với các công nhân và nông dân Mỹ. Tuy nhiên, ông vẫn kiên định rằng luôn để ngỏ với một thỏa thuận tốt hơn. Trong bối cảnh đó, ông đã yêu cầu Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và cố vấn kinh tế hàng đầu Larry Kudlow “xem xét có thể thương lượng một thỏa thuận tốt hơn hay không”?

Về việc quay lại TPP, Tổng thống Trump đã “bật đèn xanh” tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) hồi tháng 1/2018 ở Davos (Thụy Sĩ) bằng câu nói rằng ông chuẩn bị bước vào các cuộc đàm phán với các nước TPP theo hình thức cả riêng lẻ lẫn theo nhóm.

Họ nói rằng chính quyền nên phối hợp với các nước khác để gây sức ép lên Trung Quốc, thay vì đánh thuế dẫn đến việc trả đũa lên các ngành kinh tế như nông nghiệp. Thượng nghị sĩ bang Nebraska Ben Sasse, người của Đảng Cộng hòa đã chỉ trích gay gắt về các thuế quan, nói rằng đó là "tin tốt" khi Tổng thống đã chỉ đạo các nhân viên cấp cao, gồm cả Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer để đàm phán Mỹ gia nhập TPP.

TrumpCPTPP
 
TrumpCPTPP1
Tại phòng Bầu dục, Nhà Trắng, ngày 23/1/2017, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh để Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP (Ảnh: AFP/GETTY)

"Điều tốt nhất Hoa Kỳ có thể làm lúc này để chống lại sự gian lận của Trung Quốc là dẫn dắt 11 quốc gia Thái Bình Dương khác mà tin vào tự do thương mại và pháp quyền" - ông nói.

TPP, thỏa thuận thương mại liên quan đến 12 quốc gia bao gồm Mỹ được hình thành dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama như một cách chống lại sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực. Công đoàn lao động và những người khác đã chỉ trích hiệp định là quá ưu đãi giới kinh doanh. Đối thủ Đảng Dân chủ của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 Hillary Clinton cũng phản đối hiệp định trong suốt chiến dịch.

Việc rút khỏi hiệp định là một trong những hành động đầu tiên của ông Trump trong vai trò Tổng thống, nhằm thực hiện một trong những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình.

Vậy điều gì khiến Tổng thống Trump tính quay lại TPP?

Cuộc chiến thương mại tiềm tàng với Trung Quốc có thể khiến nông dân Mỹ thua thiệt “liểng xiểng”. Giới phân tích cho rằng, lúc này ông Trump đang ráo riết tìm cách bảo vệ họ, và quay lại TPP có thể là một giải pháp lớn.

Với cam kết mở cửa thị trường, CPTPP là thông điệp mạnh mẽ chống lại xu hướng bảo hộ hiện nay trên thế giới cũng như hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho 11 quốc gia. Hiệp định này sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường khoảng 499 triệu dân và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào khoảng 10,1 ngàn tỉ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới. 

Nếu Hoa Kỳ quay lại, “Mèo lại hoàn mèo”, CPTPP có đủ 12 quốc gia như trước đây trong TPP: Nhật Bản, Việt Nam, Australia, Brunei, Peru, Canada, Mexico, Chile, Malaysia, New Zealand, Singapore và Mỹ.

CPTPP có thể sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng thêm khoảng 2% GDP. Trong khi CPTPP được chính thức ký kết tại Santiago ngày 8/3/2018, tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump ký ban hành sắc lệnh đánh thuế nhập khẩu vào nhôm và thép. Bùng nổ chiến tranh thương mại với Trung Quốc và một số nước khác, tất yếu ông Trump sẽ phải lập một chỗ dựa mới. Và chỗ đó không đâu bằng CPTPP. Vậy nên ông muốn Mỹ quay trở lại CPTPP là điều tất yếu vì rõ ràng là CPTPP chống lại sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực.

Quyết định này không gây sốc vì nhiều phân tích gia cũng đã đoán ra. Một cú “hồi mã thương” rất ngoạn mục, vì “Nước Mỹ trước hết” (First American). Nhưng cho đến bao giờ thì Hoa Kỳ sẽ chính thức trở thành thành viên của CPTPP?

Còn nhớ, thời kỳ tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Trump đã nhiều lần chỉ trích nặng nề thỏa thuận TPP được người tiền nhiệm Barack Obama ký kết vào tháng 2/2016. Khi đó, tỉ phú Trump đã chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng  nhờ chính sách chống tự do thương mại vì cho rằng các thỏa thuận thương mại tự do sẽ giết chết việc làm của người Mỹ. Còn lúc này, ông đang phải tìm kiếm giải pháp cho vấn đề do chính ông gây ra. 

Căng thẳng thương mại với Trung Quốc là một nhân tố lớn trong việc Mỹ xem xét quay trở lại TPP. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung bùng nổ, hai nền kinh tế lớn số 1 và số 2 thế giới này không ngừng tuyên bố về các biện pháp tăng thuế nhập khẩu nhằm vào hàng hoá của nhau, các chuyên gia kinh tế cho rằng cách tốt nhất để Mỹ có thể đối phó với Trung Quốc là mở rộng thị trường thông qua các hiệp định đa phương như TPP. 

Các đòn thuế trả đũa của Trung Quốc sẽ là vấn đề lớn đối với nông dân Mỹ, và cũng sẽ to chuyện với Tổng thống Trump cùng đảng Cộng hòa khi gần đến kỳ cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2018. Đây cũng là lý do khiến Nhà Trắng đang cân nhắc có áp dụng chương trình Công ty Bảo lãnh Tín dụng – một chương trình của chính phủ được khởi lập từ cuộc Đại suy thoái thập niên 1930 nhằm hỗ trợ nông dân. Chương trình này khi áp dụng sẽ cho phép chính phủ mua hoa màu từ nông dân nếu họ bị ảnh hưởng nặng bởi thuế nhập khẩu vào Trung Quốc.

TrumpCPTPP3
Hiệp định CPTPP chính thức được những nhà lãnh đạo ký kết tại Santiago, Chile ngày 8/3/2018 (Ảnh: Getty)

Quay trở lại có dễ?

Theo các phân tích gia, trở lại không dễ. Nếu ông Trump thực sự đưa Mỹ trở lại TPP, đó sẽ là một tiến trình có thể mất nhiều tháng hay vài năm, thậm chí không dễ để quay lại, bởi sau khi Mỹ rút đi, 11 nước thành viên còn lại đã bước tiếp, đàm phán trong một năm tiếp theo để cho ra đời CPTPP.

Một loạt vấn đề như tài sản trí tuệ đã từng được chính phủ Hoa Kỳ trước đây đưa vào thoả thuận TPP đã bị đình lại trong thoả thuận CPTPP. Việc đưa những điều khoản này trở lại sẽ đòi hỏi sự đồng ý của cả 11 quốc gia. Các nước tham gia CPTPP hiện nay có thể sẵn sàng làm điều đó để đổi lấy quyền tiếp cận lớn hơn với thị trường Mỹ, nhưng nếu chính quyền Tổng thống Trump đòi hỏi những thay đổi khác nữa, thì họ sẽ khó đồng ý.

Giám đốc điều hành Trung tâm thương mại châu Á tại Singapore Deborah Elms cảnh báo:

“Các thành viên ban đầu đã mất 5 năm dài và cực khổ để thương lượng thoả thuận, để rồi bị người Mỹ bỏ rơi. Họ sau đó mất thêm 1 năm nữa để bàn lại những sửa đổi. Không ai có tâm trạng nào mà xem xét những yêu cầu mới từ Mỹ nữa”

Một số nước CPTPP cũng đã phản ứng thận trọng với việc Tổng thống Trump nghĩ lại. Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga bình luận:

“Chúng tôi sẽ hoan nghênh tuyên bố của Tổng thống Trump nếu lời nói đó có nghĩa rằng ông công nhận ý nghĩa và ảnh hưởng của TPP, sẽ cực kỳ khó khăn để đưa ra một vấn đề và đàm phán lại”.

Thủ tướng New Zealand cũng đồng quan điểm: “Nếu nước Mỹ thật lòng mong muốn trở lại, điều đó sẽ kéo theo quá trình hoà nhập và đàm phán nữa. Đó không phải là vấn đề đơn giản khi vạch lại một thoả thuận đã tồn tại”.

                                                                                                                                                                     Kim Thoa

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.