Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 06/06/2014, 09:20 AM

Chữ tín có đủ để đo tuổi vàng?

Kể từ ngày 2-6, Thông tư số 22 của Bộ Khoa học và công nghệ về quản lý chất lượng vàng trang sức chính thức có hiệu lực.

Điều này giúp cho thị trường vàng trở nên minh bạch hơn, tuổi vàng sẽ không còn bị nhập nhèm. Người tiêu dùng (NTD) tránh chịu thiệt thòi khi mua bán vàng tại các cửa hàng.

Lẫn lộn tuổi vàng!

Khái niệm tuổi vàng đã xuất hiện từ lâu, nhất là trong giới kinh doanh vàng trang sức. Bản chất tuổi vàng thể hiện hàm lượng vàng có trong sản phẩm mà NTD mua. Nhiều cửa hàng cố tình mập mờ tuổi vàng giữa các sản phẩm nhằm kiếm lợi. Một số khác lại bán vàng kém tuổi để hưởng chênh lệch từ tuổi vàng.

Trên thị trường, tuổi vàng bao gồm các dạng sau: Vàng 10 tuổi có hàm lượng vàng 99,99%; vàng 7,5 tuổi có hàm lượng vàng là 75% (25% còn lại là hội – hợp kim khác), hay còn gọi là vàng 18K; vàng 6,8 tuổi có hàm lượng vàng chiếm 68% (32% là hội), còn được gọi là vàng 16K; vàng 5,85 tuổi có lượng vàng chiếm 58,5% (41,5% là hội), còn gọi là vàng 14K; vàng 4,1 tuổi có hàm lượng vàng là 41% (59% là hội), thường được gọi là vàng 10K. Sản phẩm này được làm nhẫn nam với tên gọi là nhẫn mỹ.

Thực tế, không phải ai cũng có thể phát hiện và nhận biết được tuổi vàng. Trao đổi với PV, anh Hoàng Mạnh Dũng, một thợ kim hoàn hơn 10 năm trong nghề cho biết, NTD khó có thể nhận biết được tuổi vàng thông qua mắt thường bởi với công nghệ xi mạ hiện nay, vàng kém tuổi hay vàng đủ tuổi nhìn màu sắc sẽ gần giống nhau. Hơn nữa, phần hội nếu được pha trộn thêm đồng sẽ tạo màu gần giống với vàng.

Siết chặt quản lý vàng trang sức là cần thiết.    Ảnh: Nguyễn Tuấn

Chữ tín quyết định tuổi?

Đây là khẳng định của những người có nhiều kinh nghiệm mua bán vàng. Nhiều người chỉ tin và mua vàng ở một cửa hàng cố định bởi khi mua đi bán lại họ sẽ không chịu lỗ trong chênh lệch giá. Chị Mai Chi, ở tòa nhà 17T9 khu đô thị Trung Hòa, quận Cầu Giấy, cho biết, từ trước đến nay chị và gia đình thường mua vàng ở đâu thì bán vàng ở đó. Trường hợp của chị Chi không phải là hiếm, nhiều người đều có chung quan điểm giống chị, đó là mua vàng ở đâu thì bán vàng ở đó. Đây cũng là nguyên nhân lý giải cho việc một số cửa hàng ít khi mua vàng của nhau, hoặc nếu có mua thì sẽ hạ thấp tuổi của sản phẩm chứ không mua theo tuổi vàng thực tế.

Theo anh Nguyễn Trọng Nghĩa, người hơn 10 năm kinh doanh vàng bạc ở quận Hà Đông, nhiều cửa hàng đánh sản phẩm với tuổi vàng rất thấp để ăn chênh lệch. Do đó, giữa các cửa hàng thường có sự “nghi ngờ” về chất lượng vàng. Họ “kiêng” mua lại sản phẩm của nhau. Mặt khác, tâm lý khách hàng khi bán vàng thường đều cần tiền gấp nên họ chấp nhận bán rẻ đi một chút, tránh phải đi đi lại lại mất thời gian.

Về phía cửa hàng, họ càng gây khó khăn cho khách hàng thì càng ép được giá. Họ ép bằng nhiều cách như yêu cầu nung chảy sản phẩm để đo tuổi vàng, kéo dài thời gian nhập lại để khách hàng chấp nhận một số điều kiện mà họ đưa ra như trừ trọng lượng, hạ tuổi vàng.

Thực tế, từ trước đến nay, chữ tín trong sản xuất và kinh doanh vàng vẫn đóng vai trò quyết định. Nhiều cửa hàng dù tuổi vàng chưa đủ nhưng dựa vào uy tín, bề dày lịch sử mà họ vẫn có thể đứng vững trên thị trường. Đến nay, khi Thông tư 22 quy định về chất lượng vàng có hiệu lực, nhiều cửa hàng mới “tá hỏa” để điều chỉnh lại sản phẩm. Nói là điều chỉnh nhưng thực tế khó có thể xử lý triệt để được tình trạng “nhập nhèm” trong tuổi vàng bởi hàng triệu sản phẩm đã được đúc thành thành phẩm, chẳng lẽ lại mang đi nấu chảy, phân kim rồi lại đúc lại.

Về phía cửa hàng, họ chắc chắn sẽ không làm điều này bởi chi phí thực hiện khá lớn mà khi triển khai chưa chắc họ có thể tiêu thụ được hết sản phẩm. Nhưng nếu không thực hiện thì lại vi phạm về chất lượng. Có lẽ, bài toán này của ngành vàng không hề dễ giải (?).

Có thể thấy, việc quản lý và kiểm soát thị trường vàng đang được các cơ quan quản lý Nhà nước siết chặt. Thị trường vàng sẽ trở nên công khai và minh bạch hơn nhờ những chính sách này.

Trao đổi với PV, ông Phạm Tuấn Anh, nguyên PGĐ chi nhánh Hà Nội Cty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận, nhận định: “Việc siết chặt trong quản lý và kiểm soát thị trường vàng trang sức là điều cần thiết. Nhiều cửa hàng “gian dối” trong việc bán sản phẩm cho khách hàng khiến NTD chịu thiệt thòi về trọng lượng cũng như tuổi vàng. Có những sản phẩm người bán cân cả trọng lượng đá để tính vào tiền vàng, trong khi tuổi vàng lại thiếu so với tuổi vàng dùng để tính giá. Điều này khiến cho thị trường vàng trang sức trở nên “nhộm nhoạm”, tác động tiêu cực đến những DN làm ăn chân chính.

Theo tôi, Thông tư 22 lần này sẽ tạo ra môi trường kinh doanh vàng trang sức trong sạch và minh bạch hơn. Đồng thời, NTD sẽ tránh phải chịu thiệt đơn thiệt kép khi mua bán vàng trang sức”.

  Theo phapluatxahoi.vn

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.