Chống nạn hàng giả tôn, thép cần làm đồng bộ và lâu dài

(NTD) – Đó là lời phát biểu của ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen trong hội thảo “Vấn nạn gian lận thương mại trong quản lý thị trường tôn thép: Nhận diện & Quản lý”.

Hội thảo mở ra nhằm tìm ra giải pháp chống nạn hàng nhái, hàng giả đặc biệt là đối với thị trường tôn thép. Đến tham dự hội thảo có nhiều đại diện đến từ  Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Tổng cục Hải quan, Tổng công ty Thép Việt Nam, Hiệp hội Thép Việt Nam, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cùng các chuyên gia ngành tôn thép.

Buôn lậu và gian lận thương mại đang trở thành một quốc nạn mà những hệ lụy của nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và lương lai của đất nước.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo: “ Cần phải có chuyển biến, 2015 phải thấy được kết quả. Nếu sâu bọ lằng nhằng không thể phát triển được”. Điều này cho thấy tính cấp thiết của việc giải quyết vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang ở mức độ vô cùng nghiêm trọng.

Trước thềm hội nhập kinh tế, không thể có chỗ cho hàng giả, hàng nhái

Trước thềm hội nhập kinh tế, không thể có chỗ cho hàng giả, hàng nhái.

Theo ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tập đoàn tôn Hoa Sen đã vô cùng bức xúc: “Vấn nạn tôn thép giả có một sự thông đồng của nhà sản xuất với nhà phân phối để bán hàng. Chỉ có từ 3 đến 5 doanh nghiệp là sản xuất tôn đúng với khối lượng kích thước ghi trên bao bì. Tập đoàn Hoa Sen có thể tồn tại đến ngày nay một phần là nhờ hàng hóa xuất khẩu, một phần là vì trong nhiều năm tập đoàn đã xây dựng hệ thống bán lẻ rộng khắp trong cả nước, nếu không có hệ thống bán lẻ thì chúng tôi không thể tồn tại được. Cùng một chủng loại ghi trên bao bì mà chúng tôi có giá bán cao hơn mấy chục ngàn trên 1 mét vuông thì khẳng định là chúng tôi không thể bán được”.

Ông Lê Phước Vũ cũng cho biết thêm: “ Thứ nhất, đây là cuộc chiến thực sự trong nhiều năm liền mà chúng tôi phải đối mặt. Tôi rất đồng cảm với nhiều anh em ngành tôn bởi nhiều doanh nghiệp làm như thế họ không làm theo họ cũng chết. Trong cùng một địa bàn có 10 xưởng mà có tới 7 xưởng làm như thế thì bắt buộc các xưởng còn lại phải làm theo để tồn tại vì không thể cạnh tranh được về giá. Vậy vấn đề này muốn giải quyết được phải có sự đồng bộ đến từ các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và giới truyền thông. Thứ hai là hàng Trung Quốc, nhập khẩu tôn Trung Quốc lên tới 500.000 tấn. Tôi có một khách hàng Trung Quốc sử dụng tôn của chính nước họ sau 2 năm tôn bị gỉ sét hết, giờ ngay cả bản thân họ cũng không biết mua hàng của ai? Có thể nói thị trường Trung Quốc cũng vô cùng hỗn loạn. Bây giờ nói tôn Trung Quốc chắc không ai dám mua. Mà tôn Trung Quốc cạnh tranh bằng giá, mà đã cạnh tranh bằng giá thì bất tiêu chuẩn và bất chất lượng.”

Ông Vũ cũng kiến nghị một giải pháp rất hay để phòng chống nạn hàng giả đó là đến đâu mua hàng thì lấy hóa đơn tại đó, một cơ sở kinh doanh buôn bán hàng kém chất lượng chắc chắn không thể tồn tại được nếu như có quá nhiều khách hàng bị lừa và các cơ quan chức năng cũng qua đó có bằng chứng để xử phạt.

Tác động của hàng giả, hàng nhái không những ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của doanh nghiệp mà còn tác động tiêu cực tới uy tín của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Tầm vĩ mô nó còn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đất nước, của tương lai quốc gia và đến cả thế hệ con cháu. “Chúng ta không thể chấp nhận tầng lớp con em mình chỉ biết làm ăn gian dối” là câu khẳng định của ông Vũ.

Với mỗi mét vuông tôn giả người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại từ 4000-40.000 đồng. Chỉ tính mức thiệt hại nhỏ nhất là 20% thị phần bị làm giả thì ước tính năm 2014 chúng ta bị thiệt hại 394 tỷ đồng do hàng giả tôn thép. Trong khi nhà nước đang oằn mình với các khoản ngân sách. Đây quả thực là một con số khá lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng và đất nước.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam hiến kế: ” Khi người tiêu dùng muốn mua sản phẩm tôn, thì hãy tìm những người có thể tư vấn cho mình ví dụ như các cán bộ xây dựng đều có các công cụ như thước kẹp có thể đo được và phân biệt được ngay. Dưới mắt thường thì không thể phân biệt được độ dày mỏng, nhãn hiệu thì bị tẩy xóa và in lại nên dễ dàng đánh lừa người tiêu dùng.”

Nếu người tiêu dùng không thể tự phân biệt thì nên tìm người tư vấn khi mua tôn

Nếu người tiêu dùng không thể tự phân biệt thì nên tìm người tư vấn khi mua tôn

Ông Hùng cũng nêu ra một loạt các quyền lợi của người tiêu dùng và khẳng định các cơ sở kinh doanh sản phẩm tôn nhái nhãn mác, ăn cắp khối lượng là hành vi lừa đảo và gian lận thương mại.

Giải pháp thì đã có, vấn đề còn lại bây giờ là thực thi thế nào để bài trừ hoàn toàn quốc nạn hàng giả, hàng nhái. Mỗi chuyên gia đến từ các bộ ngành, doanh nghiệp đều có những giải pháp nhất định nhưng tựu trung lại muốn thành công được thì phải có sự hợp tác và đồng bộ từ tất cả mọi nguồn lực. Các cơ quan quản lý nhà nước tích cực truy quét những cơ sở làm ăn phi pháp, hoàn thiện các văn bản pháp lý và chế tài xử phạt nghiêm minh. Với doanh nghiệp cần nâng cao cảnh giác, nếu phát hiện bị làm giả cần phối hợp với cơ quan quản lý, truyền thông tuyên truyền, triệt tiêu hàng nhái, hàng giả. Đối với người tiêu dùng cần tìm hiểu các kiến thức về chất lượng hàng hóa, tránh tình trạng tiền mất, tật mang. Tự bảo vệ chính mình trước ma trận hàng giả.

Video ông Vũ trả lời phóng viên Người tiêu dùng về giải pháp chống hàng giả:

Trung Nguyễn


Bình luận

Nổi bật

Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh nhà khoa học có nghiên cứu xuất sắc

Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh nhà khoa học có nghiên cứu xuất sắc

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 13:37

(CL&CS)- Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu cơ bản xuất sắc.

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Trong 34 năm, Saigon Co.op không ngừng phát triển và đổi mới liên tục thay đổi theo xu thế như phát triển đa dạng các mô hình bán lẻ, thực hiện chuyển đổi số, tái cơ cấu nguồn nhân lực, quản trị, tinh gọn các khâu, mang đến chất lượng và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng…

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 13:40

(CL&CS) - Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.