Thứ sáu, 18/02/2022, 23:12 PM

Chỉ dẫn địa lý là yếu tố quan trọng giúp nâng cao giá trị cho nông sản Việt Nam

(CL&CS) - Trong năm 2021 vừa qua, hai địa phương Bắc Giang và Bình Thuận đăng ký thành công bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn và thanh long Bình Thuận tại Nhật Bản. Có thể nói, việc được cấp chỉ dẫn địa lý tại thị trường Nhật Bản đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao này đã khẳng định uy tín của nông sản Việt Nam, đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu tiêu thụ nông sản ở các thị trường khác.

Việt Nam hiện có hàng ngàn sản phẩm đặc trưng trải dài trên mọi miền của đất nước, mỗi sản phẩm đặc trưng của vùng miền mang sứ mệnh của những đại sứ về văn hóa Việt Nam đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Đó là những giá trị rất đặc sắc cần được phát huy và khai thác trong quá trình hội nhập. Vì vậy việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý luôn được chú trọng.

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định nhờ mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm thông qua mức độ người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm.

Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

Vải thiều Lục Ngạn đăng ký thành công bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại thị trường Nhật Bản

Vải thiều Lục Ngạn đăng ký thành công bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại thị trường Nhật Bản

Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định đến danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Trong đó, yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác. Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.

Thông qua chỉ dẫn địa lý, chúng ta có thể nhận biết một khu vực địa lý cụ thể gắn liền với chất lượng, danh tiếng và những đặc tính riêng có của sản phẩm mà chỉ ở nơi ấy mới có.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trên thế giới mỗi quốc gia tùy thuộc vào thế mạnh riêng và lợi ích cụ thể của quốc gia mình mà có giải pháp, chiến lược khác nhau đối với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL).

Theo thống kế các kết quả nghiên cứu về sự phát triển CDĐL cho thấy, thế giới có khoảng hơn 10.000 CDĐL được bảo hộ, với giá trị thương mại ước tính hơn 50 tỷ USD. Nhiều quốc gia nhận thức ngày càng rõ rằng CDĐL chính là một cơ hội, chúng có những thuộc tính thể chất đặc thù và văn hóa độc đáo mà có thể chuyển thành sản phẩm khác biệt. Những tài sản vật chất và văn hóa hình thành nên giá trị cơ bản cho các đặc trưng của CDĐL.

Mới đây nhất, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có kế hoạch phối hợp hỗ trợ bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài cho một số sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam giai đoạn 2022-2025. Trước mắt, sẽ lựa chọn ba sản phẩm là vải thiều của tỉnh Bắc Giang, xoài của tỉnh Ðồng Tháp, nhãn và long nhãn của tỉnh Sơn La để nghiên cứu thí điểm đánh giá xác định sản phẩm tiềm năng và thị trường trọng điểm để có hướng hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý ở các thị trường phù hợp.

Tuy nhiên điểm yếu của nhiều chỉ dẫn địa lý trong nước hiện nay khiến khó khăn khi tiếp cận thị trường lớn trong nước và khó bền vững trên thị trường thế giới là chưa xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm, chưa áp dụng quy trình sản xuất để tạo ra sự đồng đều cho sản phẩm và chưa sản xuất với quy mô lớn, diện tích sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP còn ít.

Vì vậy, bên cạnh việc các bộ, ngành đồng hành với địa phương trong việc hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, thúc đẩy nông sản vươn ra thị trường thế giới thì chính quyền địa phương, hiệp hội, từng hộ sản xuất, kinh doanh cần có chiến lược phát huy tính bền vững của chỉ dẫn địa lý, tăng cường trao đổi kinh nghiệm về quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý từ các địa phương đã có những thành công nhất định, nếu không sẽ có không ít chỉ dẫn địa lý bị mai một dần.

Minh Anh

Bình luận

Nổi bật

Tiêu chuẩn hỗ trợ thương mại và thích ứng với biến đổi khí hậu

Tiêu chuẩn hỗ trợ thương mại và thích ứng với biến đổi khí hậu

sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 09:59

(CL&CS)- Vừa qua, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia phối hợp với Tổ chức Tiêu chuẩn và Thử nghiệm của Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo liên quan đến Tiêu chuẩn hỗ trợ thương mại và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ban hành tài liệu hướng dẫn truy xuất nguồn gốc: Minh bạch chuỗi cung ứng đối với cơ sở và sản phẩm chăn nuôi

Ban hành tài liệu hướng dẫn truy xuất nguồn gốc: Minh bạch chuỗi cung ứng đối với cơ sở và sản phẩm chăn nuôi

sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 09:19

(CL&CS) - Trong xu thế hội nhập và số hóa ngành nông nghiệp, việc thiết lập một hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) hiệu quả, đồng bộ và phù hợp với chuẩn mực quốc tế ngày càng trở nên cấp thiết. Nhằm cụ thể hóa yêu cầu đó trong lĩnh vực chăn nuôi, ngày 28/2/2025, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã chính thức ban hành tài liệu số 64/QĐ – CN-KHCNMT&HTQT: “Hướng dẫn truy xuất nguồn gốc đối với cơ sở chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi”.

Xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến giao thông vận tải là cần thiết, phù hợp thực tiễn

Xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến giao thông vận tải là cần thiết, phù hợp thực tiễn

sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 08:24

(CL&CS) - Thực hiện kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng), Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải đã xây dựng và trình duyệt 6 dự thảo TCVN.