Dữ liệu cũ
Thứ năm, 27/11/2014, 07:13 AM

Cảnh báo rận mu tái xuất, lây lan qua nhiều con đường

(NTD) - Trước đây, loài rận này đã xuất hiện tại Việt Nam khiến cho không ít người dân phải nhập viện và mới đây đã có dấu hiệu tái xuất. Đặc biệt loài rận này lây lan rất nhanh, qua nhiều con đường.

Rận mu tấn công con người tại nhiều vị trí trên cơ thể

Rận mu có tên khoa học là Pthirus pubis. Đây là loại rận thuộc côn trùng hút máu không có cánh, sống ký sinh ở vùng lông mu của con người và có thể tràn qua các khu vực khác trên cơ thể như tóc, lông nách, thậm chí lông mi.

Chân loại rận này có nhiều móng vuốt cong như càng cua nên chúng bám rất chắc vào các sợi lông trên cơ thể con người. Thông thường, rận nằm sâu trong lỗ chân lông, chỉ ló phần đầu ra ngoài nên rất khó khăn trong việc phát hiện và bắt chúng.

Kích thước thông thường của rận mu là 1,3-2 mm, màu trắng và có khả năng biến đổi màu giống với màu da người. Loại côn trùng này gây nên bệnh rận mu, hút máu ở những khu vực nhạy cảm trên cơ thể, đặc biệt là nam giới - "rừng rậm" của cánh mày râu rậm rạp và cứng hơn so với nữ giới nên rận mu có thể bám trụ và sinh sôi mà không bị văng ra ngoài.

Trước đây, chúng ta chỉ biết đến rận mu khi nó xuất hiện và hút máu tai "vùng nhạy cảm" trên cơ thể, tuy nhiên, loài rận này còn được phát hiện ở những vùng khác trên cơ thể như mi mắt.

Rận mu ký sinh ở mi mắt -  Ảnh: T.L
Rận mu ký sinh ở mi mắt - Ảnh: T.L

Trường hợp của chị Nguyễn Thu H.(Hà Nội) có một bé trai 5 tuổi, sau hôm đi học ở trường về, bé liên tục kêu ngứa ở phần mi mắt, ngoài ra mắt cháu còn bị ngứa rát. Chị H., liền cho cháu đi khám tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư và được bác sĩ kết luận là cháu bị rận mu tấn công mi mắt. Do những con rận này bám chặt tại vùng mi mắt nên cháu mới cảm thấy hiện tượng đau, rát, ngứa như vậy.

Chính vì vậy, loài rận này không chỉ tán công người lớn mà còn tấn công cả trẻ nhỏ, không chỉ xuất hiện tại những vùng kín trên cơ thể mà còn có thể xuất hiện tại vùng tóc, lông nách, thậm chí lông mi.

Người bị rận mu hút máu sẽ có cảm giác ngứa ngáy liên tục hoặc xuất hiện những cơn ngứa dữ dội ở khu vực bị chúng tấn công. Cơn ngứa có thể dữ dội hơn trong 2 hoặc nhiều tuần sau khi nhiễm bệnh. Khu vực có rận mu sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc ở một số người có những chấm nhỏ màu xám đen hoặc xám xanh kéo dài trong nhiều ngày. Vì ngứa ngáy nên người bệnh thường gãi liên tục, khiến vùng da nhiễm bệnh bị trầy xước, tổn thương, da bị viêm loét, mưng mủ, mọc mụn…

Khi mắc bệnh, sẽ có triệu chứng sốt nhẹ, đau mỏi cơ bắp, mệt mỏi, suy nhược cơ thể hoặc nổi hạch ở cổ. Khi có những dấu hiệu này người bệnh nên lập tức đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để khám và chữa bệnh.

Rận mu có thể lây lan qua nhiều con đường

Con đường lây lan nhanh và chủ yếu nhất là con đường tình dụ. Nếu quan hệ với một người đang bị rận mu tấn công, tỉ lệ lây lan con rận này sang cơ thể là rất cao. Tuy nhiên, nếu người bị rận mu tấn công không biết mình đang bị tấn công thì cũng rất khó để phòng tránh thông qua con đường này.

Hình ảnh phóng đại của rận mu dưới kính hiển vi.
Hình ảnh phóng đại của rận mu dưới kính hiển vi.

Bên cạnh đó, việc mặc chung quần áo, đặc biệt là đồ lót cũng là nguy cơ cao để loài rận mu lay lan và phát triển. Chính vì vậy, tuyệt đối không nên sử dụng chung những đồ dùng cá nhân, đặc biệt lag đồ lót với người khác. Nhất là tại các trung tâm spa, massage, bể bơi, sử dụng chung khăn tắm chưa được giặt sạch, kĩ, đồ bơi của người đã mắc bệnh....

Viêc ngủ chung, dùng chung chăn, chiếu màn với người bị bệnh cũng có nguy cơ làm rận mu lây lan. Việc mua và sử dụng quần áo second hand cũng là nguyên nhân lây nhiễm căn bệnh này và nhiều căn bênh khác do hiện nay, những chợ bán quần áo cũ không chỉ của các nước mà còn có cả quần áo của người Việt Nam đã qua sử dụng.

Trẻ em đi học, ăn bán trú tại trường cũng có nguy cơ bị rận mu tấn công nếu tiếp xúc với các bạn đang bị bệnh.

Theo các chuyên gia, nếu phát hiện và điều trị sớm thì không có gì khó khăn, nhưng nếu không điều trị dứt điểm, bệnh sẽ bị tái đi tái lại, bệnh nhân liên tục gãi ngứa tại vùng bị rận mu tán công gay ra nhiều vết xước có thể dẫn đến bội nhiễm do vi khuẩn.

Chính vì vậy, theo khuyến cáo, khi bị bệnh, cần làm sạch nơi ở để loại bỏ rận, dùng thuốc DEP để diệt rận. Có thể diệt rận mu bằng cách dùng bông gòn, thấm dầu hoả (dầu hôi) chà lên toàn bộ khu vực có rận mu và để 30 phút sau, rận mu sẽ bị tiêu diệt. Hoặc cũng có thể dùng thuốc trừ sâu hữu cơ Cypermethyl hoặc Pyrethrin (cúc trừ trùng) trong các bình xịt muỗi. Để phòng bệnh rận mu thì không nên mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, chiếu và khăn tắm, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mặc quần lót chật, nhất là vào mùa nắng nóng.

Mọi thông tin them mời các bạn xem tại mục Cảnh báo.

San San


Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.