Dữ liệu cũ
Thứ hai, 14/10/2019, 11:28 AM

Cẩn trọng với cao huyết áp ở trẻ em

(NTD) - Cao huyết áp - “sát thủ giết người thầm lặng” - không còn là bệnh của người lớn nữa, hiện tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp ở trẻ em cũng là một con số đáng lo ngại. Vì vậy, trẻ cần được đo huyết áp trong các cuộc thăm khám sức khỏe hằng năm để kiểm soát và có hướng điều trị đúng, sớm phòng tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Nguyên nhân và đối tượng dễ mắc bệnh

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, trong năm 2018 có: 66 ca bị cao huyết áp vô căn nhập viện, 148 ca có cao huyết áp do viêm cầu thận cấp, 2 ca bị suy thận mạn.

Trong 10 tháng đầu năm 2019 (từ 1/1- 8/10/2019) có: 68 ca cao huyết áp vô căn nhập viện, 121 ca bị viêm cầu thận cấp, 13 ca bị suy thận mạn.

Các bệnh nhân gặp ở mọi lứa tuổi, đối với nhóm cao huyết vô căn tập trung nhiều vào 8-15 tuổi.

Nếu trong 3 lần khám liên tiếp mà huyết áp của trẻ ở mức cao thì cần phải thực hiện ngay một số xét nghiệm để xem trẻ có bị cao huyết áp hay không. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ dựa trên bảng xếp hạng giới tính, chiều cao và chỉ số huyết áp để xác định liệu trẻ có bị cao huyết áp.

Theo bác sĩ CK2 Hoàng Ngọc Quý, Trưởng khoa Thận - Nội tiết Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), trẻ bị bệnh về thận như viêm cầu thận; tổn thương thận cấp do thuốc, hóa chất (ăn uống, tiếp xúc), độc tố, côn trùng đốt; suy thận mạn; hẹp động mạch thận (thường do bất thường mạch máu bẩm sinh); dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh (thận ứ nước...), nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần... sẽ dễ dẫn đến bị cao huyết áp

Ngoài ra, cao huyết áp vô căn thường gặp ở trẻ em là do béo phì, hoặc người thân có tiền sử bị cao huyết áp. Trong đó, nguy cơ cao nhất là bệnh béo phì. Béo phì ở trẻ em ngày nay thường là do cuộc sống hằng ngày ít vận động, trẻ thường xuyên ngồi trước máy tính, ti vi, hoặc suốt ngày “ôm” smartphone mà ít tham gia vận động thể chất. Thêm nữa chế độ ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước có gas cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh béo phì gia tăng từ đó dẫn đến bệnh cao huyết áp ở trẻ em. Ngoài ra nếu gia đình có người thân bị bệnh cao huyết áp thì cha mẹ nên thuờng xuyên đưa con đi kiểm tra sức khỏe và đo huyết áp định kỳ để sớm dò ra bệnh và có hướng điều trị tích cực.

a
Ít vận động, thường xuyên chơi game là một trong những nguyên nhân gây béo phì, căn nguyên của bệnh cao huyết áp.

Phòng ngừa và hướng điều trị

Cao huyết áp ở trẻ em cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận... Do đó, bệnh cần phải được phát hiện sớm và tích cực điều trị đúng cách.

Để đề phòng bệnh cao huyết áp trước tiên phải “tiêu diệt” béo phì. Trẻ cần phải thường xuyên vận động, chơi một môn thể thao hoặc cha mẹ có thể cùng trẻ thường xuyên đi bộ sẽ có lợi cho sức khỏe cả nhà. Phụ huynh cần khuyên trẻ hạn chế tiếp xúc với màn hình vi tính, ti vi, điện thoại đi động... dành nhiều thời gian cho các hoạt động ngoài trời.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần áp dụng cho trẻ một chế độ ăn uống hợp lý, tránh xa các thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ cũng như các loại bánh snack. Bữa ăn của trẻ nên hạn chế nêm muối ăn, tăng cường thêm rau củ trong khẩu phần ăn của trẻ. Cha mẹ cũng nên khuyên trẻ hạn chế uống các loại nước ngọt, nước tăng lực mà thay vào đó nên cho trẻ uống nước trái cây, sinh tố...

1
Nước ngọt, thức ăn nhanh dễ làm trẻ béo phì từ đó dẫn đến bị cao huyết áp. (Ảnh minh họa)

 Ngoài ra, bác sĩ Hoàng Ngọc Quý cho biết thêm, tùy thuộc nguyên nhân gây cao huyết áp, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp như sẽ cho trẻ uống thuốc một thời gian nhất định hay phải uống thuốc suốt đời. Cũng như tùy mức độ bệnh cao huyết áp như thế nào và mức độ ảnh hưởng trên tim mạch ra sao sẽ có chế độ vận động thích hợp với bệnh tình của trẻ như vận động có giới hạn hay không giới hạn...

Các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị cao huyết áp: Sưng mặt, tay chân, tăng cân nhanh; tiểu ít, tiểu máu; chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn...; mệt mỏi, xanh xao, ăn uống kém.

Khi đo huyết áp, cần nghỉ ngơi ít nhất 15-30 phút trước khi đo và thực hiện lại lần 2 nếu nghi ngờ có cao huyết áp. Nếu huyết áp lớn hơn 110mmHg (tâm thu hay còn gọi là “số trên”) và 80mmHg (HA tâm trương hay “số dưới”) dù trẻ ở lứa tuổi nào, thì đều phải đưa trẻ tới khám tại bệnh viện địa phương để kiểm tra xác định có cao huyết áp hay không và làm một số xét nghiệm tầm soát ban đầu.

 Thuận Lê

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.