Dữ liệu cũ
Thứ tư, 04/05/2016, 07:03 AM

Cần một quyết định hợp pháp cho Trường Đại học Hoa Sen

(NTD) - Từ năm 2014 đến nay, trước những hành xử thiếu minh bạch xảy ra tại Trường Đại học Hoa Sen, đã có 3 cuộc tranh chấp pháp lý giữa nhóm cổ đông và ban điều hành đương nhiệm Trường Đại học Hoa Sen.

 Cụ thể như sau:

Trường Đại học Hoa Sen kiện nhóm cổ đông

Ngay sau Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) bất thường năm 2014 tổ chức vào ngày 2/8/2014, ngày 12/8/2014 một số thành viên Hội đồng quản trị của Trường Đại học Hoa Sen là ông Trần Văn Tạo, bà Bùi Trân Phượng và 4 thành viên Ban kiểm soát đương nhiệm của Trường Đại học Hoa Sen đã yêu cầu tòa án “Hủy quyết định của ĐHCĐ bất thường ngày 2/8/2014 vì trái pháp luật”. Sau đó, những người đại diện nói trên có ủy quyền cho một đại diện đứng ra giải quyết vụ việc.

Những lần hòa giải, ngày 15/1/2015, tòa xử lần 1 nhưng đại diện nguyên đơn vắng mặt. Ngày 22/1/2015, tòa xử lần 2, đại diện nguyên đơn lại tiếp tục vắng mặt. Điều này khiến TAND TP.HCM phải ra Quyết định số 90/2015/QĐST-DS, đình chỉ giải quyết án sơ thẩm dân sự này. Ngày 29/1/2015 quyết định này đã có hiệu lực pháp luật và đến nay không có ai kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, đứng ở vị trí nguyên đơn, nhưng kiện xong rồi bỏ không tham dự, vậy Ban điều hành Trường Đại học Hoa Sen kiện vì mục đích gì?

Ba Bui Tran PhuongBà Bùi Trân Phượng (áo xanh), Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen tại phiên tòa

Cổ đông kiện Công ty I-Connect

Ngày 3/12/2014, TAND TP.HCM thụ lý đơn của một số cổ đông là Ban điều hành Trường Đại học Hoa Sen đương nhiệm gồm: ông Trần Văn Tạo, bà Bùi Trân Phượng, ông Đỗ Sỹ Cường, bà Trang Nguyễn Diễm Chi, ông Hoàng Đức Bình, ông Nguyễn Mạnh Cường… kiện Công ty I-Connect đòi chuyển số cổ phần của mình tại Công ty I-Connect trở lại Trường Đại học Hoa Sen lấy lý do là việc chuyển này không hợp pháp mà tòa án gọi là vụ “Tranh chấp giữa công ty và các thành viên công ty”. 

Tại phiên hòa giải ngày 8/5/2015, TAND TP.HCM đã yêu cầu người được nhóm nguyên đơn ủy quyền bổ sung một số giấy tờ, nội dung khởi kiện. Nhưng, người được ủy quyền này không bổ sung được đơn kiện, hình thức kiện cũng như không xác định được vấn đề cụ thể để tòa án giải quyết đối với bị đơn. Lần thứ 2, cũng đứng ở vị trí nguyên đơn, nhưng những thành viên trong Ban điều hành Trường Đại học Hoa Sen cũng không xác định được kiện cái gì?

Và đây là kết luận của tòa: “Xét thấy: Đã hết thời hạn do Tòa án ấn định yêu cầu phải bổ sung về hình thức và nội dung đơn khởi kiện mà người đại diện theo ủy quyền của các nguyên đơn không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, không bổ sung được về hình thức cũng như không xác định được những vấn đề cụ thể yêu cầu tòa án giải quyết đối với bị đơn. Do đó thuộc trường hợp người khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện”.

Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án dân sự này theo Quyết định số 331/2015/QĐST-KDTM ngày 14/4/2015. Theo kết luận của Tòa án là bên nguyên nói trên (gồm ông Cường, bà Chi, ông Tạo, bà Phượng…) đã không đưa ra bằng chứng nào khác. Quyết định này đến nay cũng không có kháng cáo, kháng nghị.

Cổ đông kiện Trường Đại học Hoa Sen

Ngày 25/3/2015 tòa thụ lý đơn của một số cổ đông kiện Trường Đại học Hoa Sen về việc chi trả thiếu cổ tức. Sau nhiều lần hòa giải, ngày 29/9/2015, Tòa án xử và kết luận việc Trường Đại học Hoa Sen tự ý điều chỉnh cổ phần của Công ty I-Connect và Công ty Co-Ordinate, mà không có sự đồng ý của các cổ đông là không có căn cứ, không đúng với các quy định của Thủ tướng trong qui chế tổ chức của trường đại học tư thục.

Ngoài ra, việc tự ý điều chỉnh này cũng đã được phiên tòa kết luận là không đúng với các quy định của Luật Doanh nghiệp. 

Mục đích Trường Đại học Hoa Sen tự ý chuyển số cổ phần của Công ty I-Connect và Công ty o-Ordinate về lại Trường Đại học Hoa Sen ngay ngày 1/8/2014 (trước ĐHCĐ bất thường 1 ngày) nhằm giảm số cổ phiếu trong ĐHCĐ bất thường ngày 2/8/2014 xuống còn 59,2%, để làm cho đại hội này không hợp lệ (dưới 65%).

Nhưng kết luận của Tòa là việc tự ý chuyển đối cổ phiếu, thực chất là giảm số cổ phiếu của Công ty I-Connect và Công ty Co-Ordinate xuống là không hợp pháp. Như vậy, số cổ phần của Công ty I-Connect và Công ty Co-Ordinate đăng ký tham dự ĐHCĐ bất thường ngày 2/8/2014 là đúng theo danh sách cổ đông đã chốt ngày 1/7/2014.

Điều này khẳng định tỷ lệ 70% cổ đông có quyền biểu quyết tham dự ĐHCĐ bất thường ngày 2/8/2014 ngay sau phiên tòa sơ thẩm, ngày 1/10/2015, Trường Đại học Hoa Sen đã kháng cáo và ngày 27/1/2016, TAND cấp cao tại TP.HCM đã mở phiên xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, Trường Đại học Hoa Sen đã xin hoãn với lý do là luật sư vắng mặt. 

Ngày 11/4/2016, TAND cấp cao TP.HCM đã gửi giấy triệu tập các đương sự để mở phiên xét xử phúc thẩm và ngày 28/4/2016 phiên tòa chính thức diễn ra với kết luận cuối cùng giữ nguyên bản án sơ thẩm vì bên phía Ban điều hành Trường Đại học Hoa Sen vẫn không có chứng cứ mới thuyết phục tòa. 

Thiết nghĩ với một ngôi trường kéo dài việc kiện tụng nhiều năm gây tranh cãi và tốn không ít giấy mực của báo chí, làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngành giáo dục khi quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông đang bị xem nhẹ trong môi trường giáo dục.

Vì vậy, đề nghị lãnh đạo các cấp nên có quyết định dứt khoát đặt lợi ích sinh viên hàng đầu và quyền của cổ đông cũng phải được xem trọng để cổ đông còn tin tưởng đầu tư vào giáo dục trong nước. 

Yến Thy

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.