Thứ ba, 07/09/2021, 11:49 AM

Cần kịp thời gỡ khó cho ngành tôm

(CL&CS) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ tháng 7/2021 đến nay tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm và tiêu thụ trong nước gặp nhiều khó khăn, các nhà máy chế biến tôm phải giảm hoạt động, thu mua tôm bị đình trệ...

Hiện nay nhiều thị trường có nhu cầu nhậ khẩu lớn. Tuy nhiên ngành tôm cần sớm được hỗ trợ tháo gỡ khó khăn để hồi phục và đẩy mạnh xuất khẩu. Ảnh: minh họa

Hiện nay nhiều thị trường có nhu cầu nhậ khẩu lớn. Tuy nhiên ngành tôm cần sớm được hỗ trợ tháo gỡ khó khăn để hồi phục và đẩy mạnh xuất khẩu. Ảnh: minh họa

Nếu dịch bệnh Covid-19 chậm được khống chế, giãn cách xã hội kéo dài sẽ tác động nặng nề tới toàn chuỗi sản xuất và cung ứng tôm.
Theo số liệu của Tổng cục Thủy sản, mặc dù sản lượng tôm nước lợ 8 tháng đầu năm 2021 tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng giá tôm thương phẩm hiện nay giảm từ 10.000 - 20.000 đồng/kg so với năm ngoái, thậm chí có vùng giảm hơn 20.000 đồng/kg.

Giá tôm tại Cà Mau hiện giảm liên tục, thậm chí giảm tới 30% so với thời điểm trước dịch. Giá tôm giảm mạnh đã tác động tiêu cực đến tình hình thả giống nuôi tôm tại Cà Mau, hiện chỉ đạt khoảng 30-40% diện tích thả nuôi vụ mới.

Giá tôm tại Bạc Liêu cũng giảm tới 40-50%, khiến người nuôi tôm điêu đứng. Giá tôm tại Sóc Trăng giảm từ 10.000-20.000 đồng/kg bởi các cơ sở chế biến không có nhu cầu nguyên liệu cao do bị thu hẹp hoạt động còn 30-50% công suất khi hoạt động “3 tại chỗ”.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp chế biến tôm tại Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu - ba địa phương dẫn đầu về sản lượng và sản xuất tôm của cả nước, hiện nay, diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp và các tỉnh đều thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên không chỉ việc lưu thông hàng hóa, mua bán con giống, thu hoạch tôm gặp khó khăn mà các nhà máy cũng đã phải giảm công suất chế biến 60-70%, thiếu hụt công nhân, chi phí tăng cao.

Chi phí cho sản xuất "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến" rất cao vì doanh nghiệp phải thuê nhà trọ, khách sạn, thậm chí thuê cả đội xe vận chuyển công nhân…

Vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào cho nuôi tôm gặp nhiều ách tắc khi đi qua các chốt trạm.

Những khó khăn từ khâu sản xuất, chế biến đã tác động lên kim ngạch xuất khẩu tôm. Nửa đầu tháng 8/2021, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 119,2 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ. Dự kiến giá trị xuất khẩu tôm trong cả tháng 8 năm nay sẽ giảm từ 35-40% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, nhu cầu từ các thị trường có nhiều tín hiệu tích cực. Thị trường Mỹ và EU đã nới lỏng giãn cách, mở cửa trở lại và vaccine được tiêm diện rộng. Nhu cầu nhập khẩu tôm từ các thị trường này rất cao từ nay đến tháng 11 để phục vụ Noel, nhất là nhu cầu nhập khẩu tôm cỡ lớn. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn hàng được ký rất nhiều, chỉ lo sản xuất không đủ để đáp ứng.

Việc doanh nghiệp giảm thu mua tôm nguyên liệu, tác động tới giá tôm khiến người nuôi lo lắng giảm thả nuôi, nguy cơ thiếu tôm nguyên liệu trầm trọng trong quý cuối năm nay.

Các chuyên gia khuyến cáo bà con tiếp tục thả nuôi nhưng với mật độ thưa để thu hoạch được tôm cỡ lớn, đáp ứng nhu cầu cao của thị trường.

Ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết nhu cầu thị trường đối với tôm cỡ lớn rất tốt với giá xuất cao. Để tăng công suất trong điều kiện thiếu công nhân hiện tại, nhà máy phải tăng sản xuất size lớn. Khuyến cáo bà con thả mật độ thưa 100-120 con/m2 so với mật độ cao trước đây là 250 – 300 con/m2. Hiện tại size 10-45 con/kg đang được ký hợp đồng nhiều. Loại 40 con/kg đang được thị trường Mỹ đặt hàng nhiều. Bà con yên tâm thả giống, khi tình hình giãn cách ổn định, doanh nghiệp sẽ đẩy giá mua tăng lên. Minh Phú cũng sản xuất tôm giống, Minh Phú cho biết sẽ cùng với các đơn vị tôm giống có chính sách hỗ trợ giảm giá, nâng chất lượng tôm giống để bà con nuôi thành công.

Trong thời gian tới, khi việc tiêm vaccine đã đạt được sự bao phủ nhất định, cơ quan hữu quan nên có chiến lược phù hợp, chính sách hợp lí cho từng địa phương để vừa phòng chống dịch vừa phát triển sản xuất, đạt mục tiêu kép.

Các địa phương cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, tiếp tục duy trì sản xuất nuôi tôm nước lợ tránh xảy ra tình trạng thiếu tôm nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu vào các tháng cuối năm 2021 và năm 2022. Kiến nghị ngành Ngân hàng, các tổ chức tài chính... tham gia hỗ trợ cùng nhà máy chế biến bằng việc hạ lãi suất cho vay thu mua tôm nguyên liệu cho người nuôi, tạo điều kiện cho tái sản xuất.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Phát triển nông nghiệp thông minh giúp tăng năng suất, chất lượng

Phát triển nông nghiệp thông minh giúp tăng năng suất, chất lượng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:26

(CL&CS) - Cuộc cách mạng dữ liệu đang diễn ra trong nông nghiệp. Không thể đánh giá thấp tiềm năng biến đổi của nông nghiệp thông minh trong việc giải quyết những thách thức phức tạp mà thế giới chúng ta phải đối mặt ngày nay. Nông nghiệp thông minh và nông nghiệp chính xác tận dụng các công nghệ như máy bay không người lái trong nông nghiệp, robot, cảm biến IoT, GPS và hệ thống thông tin quản lý trang trại để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Bình Định: Phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn'

Bình Định: Phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn'

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:26

(CL&CS) - Mới đây, Sở KH&CN tỉnh Bình Định đã phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn" do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch - Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Áp dụng công cụ cải tiến Kaizen mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Áp dụng công cụ cải tiến Kaizen mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:25

(CL&CS) - Áp dụng công cụ cải tiến Kaizen mang đến lợi ích hữu hình cũng như vô hình cho doanh nghiệp. Kaizen tích lũy từng cải tiến nhỏ trong thời gian dài để tạo nên những kết quả to lớn đáng kể, giảm sự lãng phí, gia tăng năng suất chất lượng.