Dữ liệu cũ
Thứ hai, 02/03/2015, 16:00 PM

Cách cúng sao giải hạn tại nhà

(NTD) - Ông bà ta xưa quan niệm rằng mỗi năm, mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh như: La Hầu, Thổ Tú, Thuỷ Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Kế Đô. Trong đó có sao vận tốt, lại có sao vận xấu. Nếu ai bị sao vận xấu chiếu mạng trong năm thì làm lễ dâng sao giải hạn.

Chuẩn bị lễ cúng sao giải hạn tại nhà

Nếu ai được sao tốt chiếu mạng thì làm lễ dâng sao nghinh đón. Lễ nghênh, tiễn nhương tinh (cúng sao) được tiến hành thường kỳ vào những ngày nhất định của các tháng trong năm.

Tuy vậy, dù sao nào chiếu mệnh thì vào tối ngày rằm tháng giêng (ở miền Nam nhiều chùa cúng sao vào tối mồng 8 tháng giêng), người ta thường sắm đủ phẩm vật, đủ số lượng các đèn, nến tuỳ theo mỗi sao cần nghinh tiễn đế làm lễ cúng sao tại nhà. Bài vị cúng mỗi sao được viết trên giấy, có màu tương ứng với ngũ hành của từng sao.

Bàn hương án cúng dâng sao thường đặt ở sân trước nhà hoặc trên sân thượng.

cung sao
Cỗ cúng dâng sao giải hạn tại nhà

Khi cúng đọc bài văn khấn dưới đây:

Văn khấn cúng dâng sao giải hạn (ngày Rằm tháng Giêng)

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm……………..

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Ngụ tại:…………………………………..

Chúng con thành tâm có lời kính mời:

Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân

Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân

Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân

Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân

Văn Xương Văn Khúc tinh quân

Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn

La Hầu, Kế Đô tinh quân

Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời sán lạn.

Chiếu thắp cõi trần.

Xin các tinh quân.

Lưu ân lưu phúc.

Lễ tuy mọn bạc.

Lòng thành có dư.

Mệnh vị an cư.

Thân cung khang thái.

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Hiểu đúng về cúng sao giải hạn

Đại đức Thích Thanh Phương cho biết, cúng sao giải hạn không phải là một nghi thức Phật giáo mà nguyên thuỷ của nó từ Lão giáo ở Trung Hoa. Sao hạn được tính theo học thuyết ngũ hành xung khắc. Theo sự vận chuyển của ngũ hành, mỗi năm có một vì sao chiếu mạng hợp với tuổi của từng người. Còn hạn là ách nạn, là cách thức riêng ứng với sao chiếu mạng tốt hay xấu. Theo đó, có chín ngôi sao (có sách nói là bảy sao) phát sáng trên trời, đó là: Nhật Diệu, Nguyệt Diệu, Hỏa Diệu, Thủy Diệu, Mộc Diệu, Kim Diệu, Thổ Diệu, La Hầu và Kế Đô. Có sách thêm sao Thái Bạch nữa thành mười sao. Chín ngôi sao này còn gọi là Cửu Diệu, là các sao phối trí theo các phương, sắp xếp theo mười hai chi và ngũ hành. Hàng năm, mỗi tuổi chịu ảnh hưởng của một ngôi sao, gọi nôm na là sao “chiếu mạng”. Do đó, có năm gặp sao tốt, có năm gặp sao xấu. Sao La Hầu và Kế Đô là sao xấu, là loại ám hư tinh, vì hai sao này chẳng thấy được mặt trời. Tuy bắt nguồn từ Lão giáo ở Trung Hoa nhưng tập tục này lại ăn sâu vào quan niệm của người dân Việt, rồi dần dà theo thời gian trở thành một tập tục lâu đời của người Việt. Qua quá trình giao thoa văn hóa, không biết từ bao giờ, nó nghiễm nhiên trở thành tục lệ Phật giáo.

Theo quan điểm của Phật giáo, không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa, bởi vì tất cả đều do nhân quả của chính người ấy làm nên. Đức Phật dạy, không có quả nào từ trên trời rơi xuống, hoặc dưới đất hiện lên, mà đều do các hành động qua thân, khẩu và ý của con người tạo ra. Mọi sự thành công hay thất bại của mỗi người trong đời chẳng phải do ai ban phát cho, mà do những hành động hoặc lời nói đã tạo từ trước (nhân), cộng với các yếu tố trong hiện tại (duyên), khi nhân duyên đầy đủ thì lãnh thọ quả báo (quả).

Tuy nhiên, cúng sao giải hạn là một trong những hình thức phương tiện các chùa Phật giáo vận dụng để đưa chúng sinh đến gần với Phật pháp. Khi vận dụng nghi thức cúng sao giải hạn của Lão giáo, các thầy chủ lễ không sử dụng nghi thức Lão giáo mà thay vào đó là tụng kinh, sử dụng các nghi thức của Phật giáo, để cho những ai chưa phải Phật tử được nghe lời kinh mà thức tỉnh. Những ai đã là Phật tử rồi, có dịp ôn lại lời kinh để việc học Phật, tu Phật càng vững chãi hơn, tinh tấn hơn. Hơn nữa, qua việc cúng bái đó, Tăng Ni có cơ hội tiếp cận, gần gũi và giúp đỡ quần chúng; khuyên họ làm lành lánh dữ, đi chùa tụng kinh lạy Phật, bố thí cúng dường...

Nhưng một số nơi khi cử hành nghi thức cúng sao hạn nặng nề, phiền phức, mang vẻ âm u huyền bí, làm mất sự trong sáng của nền tín ngưỡng Phật giáo và bản chất của phong tục. Chính điều đó đã biến phong tục ngày càng mang màu sắc mê tín trầm trọng, kèm theo những đánh giá không tốt về Phật giáo.

Mọi thông tin chi tiết về người tiêu dùng, độc giả có thể tham khảo tại đây

Quỳnh Chi (Sưu tầm)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.