Cả kho sữa bột bị cháy, chỉ bồi thường 500 triệu đồng

(NTD) - Năng lực cạnh tranh thương mại trong logistics của Việt Nam còn yếu và quy định về logistics Việt Nam hiện cũng chưa thật rõ ràng, minh bạch, còn chồng chéo.

Ngày 6/9, Bộ Công thương và Dự án Phát triển Lập pháp Quốc gia (dự án NLD) tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và định hướng sửa đổi các quy định trong lĩnh vực dịch vụ logistics (nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, các dịch vụ có liên quan đến hàng hóa…). Các đại biểu đã chỉ ra một số bất cập trong quy định liên quan đến lĩnh vực này.

Tại sao chỉ bồi thường nửa tỉ?

Ông Phạm Đình Thưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công thương, cho biết từng được thắc mắc về một vụ tranh chấp giữa đơn vị kinh doanh sữa bột với đơn vị logistics. Theo đó, một công ty kinh doanh sữa đưa hàng cho công ty logistics lưu kho. Kho hàng bị cháy. Công ty sữa yêu cầu bồi thường toàn bộ giá trị lô sữa bột.

Thế nhưng công ty logistics đã viện dẫn Nghị định 140/2007, trong đó Điều 8 quy định về giới hạn trách nhiệm. Cụ thể, trường hợp khách hàng không thông báo trước về giá trị hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa của công ty logistics chỉ có 500 triệu đồng. Từ đó công ty logistics chỉ chịu bồi thường 500 triệu đồng. Con số này rất ít so với thiệt hại thực tế của công ty sữa bột.

“Đấy là một bất cập của quy định trong Nghị định 140/2007”, ông Thưởng đánh giá.

Từ đó ông Vũ Xuân Phong, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) dịch vụ logistics Việt Nam, góp ý dự thảo nghị định thay thế Nghị định 140/2007 nên làm rõ “mỗi yêu cầu bồi thường” là như thế nào. Ban soạn thảo cũng nên giải thích rõ căn cứ nào đưa ra mức giới hạn trách nhiệm là 500 triệu đồng cho mỗi yêu cầu bồi thường. “Tại sao không phải là 1 tỉ, 2 tỉ đồng... mà là 500 triệu đồng?”, ông Phong đặt vấn đề.

070306canghiepphuoc301115-1
Cảng Hiệp Phước.

Rào cản thương mại

Không chỉ thế, quy định của nghị định này còn là rào cản thương mại bất hợp lý. Bà Vũ Thị Vân Nga - Vụ Pháp chế Bộ Công thương, nói nhiều quy định trong Nghị định 140/2007 về logistics không còn phù hợp nữa, nhất là các rào cản gia nhập.

Bà Nga dẫn chứng theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì từ năm 2014, Việt Nam đã phải cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập DN 100% vốn nước ngoài kinh doanh dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải. Tuy nhiên, Nghị định 140/2007 đến nay vẫn quy định nhà đầu tư nước ngoài phải liên doanh với DN Việt Nam mới được kinh doanh các dịch vụ này.

Nói thêm về vấn đề trên, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, kể rằng một công ty mỹ phẩm Việt Nam nhận bán mỹ phẩm cho một công ty Nhật Bản. Thời gian sau, công ty Nhật Bản đề nghị lập liên doanh để bên Việt Nam có thể góp vốn bằng 29 cửa hàng hiện hữu. Hồ sơ được nộp.

Theo quy định, khi gia nhập WTO thì nhà đầu tư nước ngoài muốn mở điểm bán lẻ thứ hai là phải xin phép và đánh giá nhu cầu kinh tế (ENT). Thế nhưng với hồ sơ nói trên, nếu cấp phép thì công ty Nhật Bản đó vừa mới đầu tư vào Việt Nam là đã mở luôn 29 cửa hàng rồi!

“Nếu không cấp phép thì từ chối bằng quy định nào? Nếu cấp phép trường hợp này và các trường hợp liên doanh, mua lại hệ thống bán lẻ đã có sẵn thì quy định ENT có ý nghĩa gì nữa?”, ông Khanh đặt vấn đề.

Một số đại biểu khác cũng cho rằng quy định về logistics hiện chưa thật rõ ràng, minh bạch, còn chồng chéo.

Theo PLO

Bình luận

Nổi bật

Nghịch lý trên thị trường căn hộ: “Vừa thừa lại vừa thiếu”

Nghịch lý trên thị trường căn hộ: “Vừa thừa lại vừa thiếu”

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

Nghe có vẻ vô lý nhưng đây lại là thực trạng đang diễn ra tại thị trường căn hộ ở TP Hồ Chí Minh. Trong khi nhu cầu ở của người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp ngày càng cao thì lại có đến hơn 9.000 căn hộ tái định cư bỏ hoang, gây lãng phí.

Là kênh “giữ tiền” hàng đầu nhưng vì sao bất động sản vẫn chưa được khai thách triệt để?

Là kênh “giữ tiền” hàng đầu nhưng vì sao bất động sản vẫn chưa được khai thách triệt để?

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

Dù thị trường bất động sản chưa thể “sôi động” trở lại sau thời gian dài trầm lắng, tuy nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào đây vẫn là kênh đầu tư đạt lợi nhuận tốt so với những loại hình đầu tư khác. Đồng thời cũng là kênh “giữ tiền” hàng đầu. Những khó khăn, thách thức đang “kìm hãm” sự phát triển của kênh đầu tư tiềm năng này.

99% đối tượng và nội dung khiếu nại, tố cáo ở Tây Ninh liên quan đến đất đai

99% đối tượng và nội dung khiếu nại, tố cáo ở Tây Ninh liên quan đến đất đai

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:23

Ban tiếp công dân tỉnh Tây Ninh cho biết, 6 tháng đầu năm có 187 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến UBND tỉnh qua các nguồn. Trong đó, 99% đối tượng và nội dung chủ yếu là liên quan đến đất đai.