Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 21/12/2013, 11:01 AM

Bị thuốc ngoại cạnh tranh mạnh, thuốc nội hoạt động cầm chừng

Chất lượng thuốc sản xuất trong nước không thua kém thuốc nhập khẩu, năng lực sản xuất thuốc trong nước có khả năng đáp ứng cơ bản yêu cầu của người bệnh, tuy nhiên, trước sức ép lớn từ thuốc ngoại, nhiều doanh nghiệp sản xuất thuốc nội phải hoạt động cầm chừng.   Chất lượng không thua kém   Kết quả kiểm nghiệm các mẫu thuốc cho thấy chất lượng thuốc sản xuất trong nước không thua kém thuốc nhập khẩu.   Trung bình mỗi năm viện Kiểm nghiệm thuốc của Bộ Y tế tại TPHCM kiểm nghiệm khoảng 1.000 mẫu thuốc cả nội lẫn ngoại, trong đó phân nửa lấy trên thị trường thì chất lượng thuốc nội và thuốc ngoại là ngang nhau.   Bộ Y tế cho biết hiện nay, hệ thống các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước tương đối phong phú, cả nước có 175 doanh nghiệp sản xuất thuốc, ngoài ra có khoảng 120 cơ sở sản xuất thuốc đông dược (bao gồm các tổ hợp, hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh cá thể tham gia sản xuất thuốc y học cổ truyền).   Hệ thống sản xuất này đã đáp ứng khoảng 50%

Sức ép cạnh tranh lớn
 
Theo số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam, cả nước hiện có khoảng
39.000 điểm bán lẻ dược phẩm và hơn 2.300 doanh nghiệp đăng ký chức năng kinh
doanh dược phẩm, trong khi đó chỉ có 175 doanh nghiệp sản xuất.
 
Nhìn vào bức tranh trên có thể thấy doanh nghiệp sản xuất thuốc nội đang đứng
trước sức ép cạnh tranh rất lớn, đặc biệt là khả năng cạnh tranh với các thuốc
nhập ngoại.
 
Làm thế nào để tăng sức cạnh tranh của thuốc nội lên để tăng tỷ lệ sử dụng thuốc
nội trong bối cảnh thuốc ngoại xâm nhập thị trường là một vấn đề lớn.
 
Có rất nhiều cách trả lời cho câu hỏi này, phụ thuộc vào góc nhìn của từng người.
Các bác sỹ thì cho rằng vấn đề mấu chốt là thuốc nội cần chứng minh được chất
lượng của mình thông qua hiệu quả sau điều trị để thuyết phục cả thầy thuốc lẫn
người bệnh.
 
Ở góc độ quản lý dược, ông Trương Quốc Cường (Cục trưởng Cục Quản lý Dược) thì
cho rằng trong vấn đề đưa thuốc nội vào bệnh viện thì vai trò của bác sỹ rất
quan trọng, bởi thực tế là người bệnh không tự quyết định chọn thuốc mà các
thuốc đều do bác sỹ chỉ định.
 
Nếu bác sỹ không kê thuốc nội (kể cả khi thuốc đã được cơ quan chuyên môn đánh
giá đảm bảo chất lượng) thì người bệnh khó có thể sử dụng thuốc nội trong điều
trị như một cách để giảm chi phí, tăng hiệu quả và giúp thuốc nội có thêm chỗ
đứng trên thị trường.
 
Ở góc độ quản lý bệnh viện, lãnh đạo các bệnh viện cũng đồng tình cho rằng khi
kê đơn thì thầy thuốc phải tính đến 4 yếu tố: tính an toàn, hiệu quả, tiện dụng
và kinh tế, tuy nhiên yếu tố “tính kinh tế” chưa được quan tâm nhiều. Nếu kê đơn
nhiều thuốc ngoại thì sẽ gây khó cho người bệnh.
 
Nhấn mạnh vai trò chủ đạo của bác sỹ
 

Vì thế, đề án “Người Việt dùng thuốc Việt” do Bộ Y tế xây dựng đã nhấn mạnh đến
vai trò của người đứng đầu các cơ sở y tế và các thầy thuốc trong việc đưa thuốc
nội vào bệnh viện nhiều hơn.
 
Theo đó, người đứng đầu cơ sở y tế phải xây dựng kế hoạch và tiêu chí phấn đấu
để  khuyến khích Hội đồng thuốc và điều trị đơn vị tăng tỷ lệ sử dụng thuốc
sản xuất tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu điều trị hiệu quả và đáp ứng mục tiêu của
Đề án.
 
Người đứng đầu cơ sở y tế xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các bác sĩ, thầy
thuốc trong công tác tư vấn, kê đơn thuốc cho người bệnh, từ đó hạn chế lạm dụng
kê đơn thuốc nhập khẩu đắt tiền, bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu, yêu cầu của Đề
án.
 
Đối với bác sỹ khám bệnh, kê đơn thuốc và điều trị: Có trách nhiệm tư vấn, kê
đơn thuốc và điều trị cho người bệnh bằng thuốc sản xuất tại Việt Nam, hạn chế
lạm dụng kê đơn thuốc nhập khẩu đắt tiền, bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu, yêu
cầu của Đề án.
 
Người đứng đầu cơ sở y tế tăng cường công tác truyền thông, cung cấp thông tin
chính xác, đầy đủ đối với các dịch vụ y tế và thuốc sản xuất tại Việt Nam để
người dân từng bước nhận thức đầy đủ về khả năng cung cấp và chất lượng của các
sản phẩm thuốc chữa bệnh trong nước đã sản xuất được.
 
Yến Ngọc

Nguồn: vietnamnet.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.