Bị Mỹ kết luận trộn lẫn tôm Việt với Ấn Độ để tránh thuế chống bán phá giá: Minh Phú sẽ kháng cáo!
(CL&CS) - Mới đây Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ (CBP) đã đưa ra kết luận tôm của Minh Phú đã được trộn lẫn từ tôm Ấn Độ với tôm Việt nhằm lẫn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG) khi nhập vào Hoa Kỳ.
Trong thông báo phát ngày 13/10, Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) vừa kết luận có đủ bằng chứng cho thấy MSeafood Corporation (MSeafood) vi phạm luật thương mại của Mỹ khi sử dụng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ để tránh thuế chống bán phá giá của Mỹ. MSeafood là một chi nhánh của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC).
Vì vậy, CBP nhận định rằng Minh Phú đã vi phạm lệnh thuế chống bán phá giá đang áp trên tôm Ấn Độ. Quyết định này được đưa ra sau một cuộc điều tra được thực hiện bởi CBP. Theo đó, sản phẩm tôm xuất khẩu bởi Minh Phú từ Việt Nam đến Hoa Kỳ sẽ phải chịu lệnh thuế chống bán phá giá như tôm Ấn Độ.
Trong thông cáo phát đi vào ngày 22/10 phía đại diện Công ty Minh Phú cho biết, quyết định trên của CBP là một bất ngờ lớn đối với công ty. Minh Phú đã hợp tác toàn diện với cuộc điều tra và đã chứng minh rõ cách mà công ty này xử lý và tách biệt những lô tôm có xuất xứ Việt Nam và tôm có xuất xứ Ấn Độ trong dây chuyền sản xuất, để đảm bảo rằng chỉ có tôm Việt Nam mới được xuất đi Hoa Kỳ.
"Mặc dù Minh Phú đã chủ động hợp tác và có lời mời, nhưng CBP đã không sang Việt Nam và không thực hiện việc thẩm tra tại thực địa. Điều này dẫn đến việc nhận định chưa chính xác về hệ thống truy xuất tôm nhập khẩu và tôm nguyên liệu Việt Nam của Minh Phú. Thay vào đó, CBP đã tự thiết lập một tiêu chuẩn đánh giá riêng của họ về phương tách tôm, rồi quả quyết rằng Minh Phú đáng lý ra phải sử dụng công cụ này để truy xuất tôm nguyên liệu, đồng thời không chấp nhận phương pháp quản lý truy xuất nguồn gốc mà Minh Phú đã và đang sử dụng từ hơn 4 năm qua. Chính bởi vì Minh Phú không tuân theo phương pháp mà CBP yêu cầu, nên CBP đã áp dụng những "dữ kiện bất lợi sẵn có" và kết luận rằng Minh Phú đã vi phạm đạo luật EAPA.", thông tin từ đại diện công ty Minh Phú.
Ngay từ cuối tháng 7/2019, Minh Phú đã ngừng hoàn toàn việc nhập tôm nguyên liệu từ Ấn Độ, bởi vì Minh Phú tin rằng nguồn nguyên liệu trong nước hoàn toàn có khả năng cung ứng đầy đủ và liên tục cho các nhà máy của Minh Phú. Hiện tại, bằng sự đầu tư mạnh mẽ của mình, Minh Phú đã áp dụng thành công và vận hành hiệu quả mô hình nuôi tôm Công nghệ cao tại 2 vùng nuôi của mình là: Minh Phú Kiên Giang (600 hecta) và Minh Phú Lộc An (300 Hecta).
Theo đó đại diện Minh Phú khẳng định sẽ thực hiện quyền kháng cáo đối với quyết định này của CBP. Minh Phú tự tin sẽ giành lại ưu thế thuyết phục trong quá trình kháng cáo vì quyết định của CBP không dựa trên bất kỳ lập luận xác thực nào. Quá trình xem xét kháng cáo dự kiến sẽ diễn ra trong 60 ngày kể từ ngày đơn kháng cáo được ghi nhận. Trong trường hợp việc kháng cáo không mang lại kết quả như mong muốn, Minh Phú sẽ tiếp tục kháng cáo lên Toà án Thương mại Quốc Tế. Trong suốt quá trình chờ đợi kết quả của việc kháng cáo, Minh Phú sẽ cố gắng tối đa để đảmbảo rằng phán quyết của CBP không gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh xuất khẩu của Minh Phú vào Hoa Kỳ.
Trước đó, Minh Phú bị cáo buộc mua lượng lớn tôm đông lạnh của Ấn Độ, chế biến ở mức "tối thiểu" tại Việt Nam và bán qua Mỹ thông qua MSeafood với tư cách là sản phẩm của Việt Nam. Ngày 18/9/2019, Ban giám đốc Thực thi Luật Phòng vệ Thương mại (TRLED), Văn phòng Thương mại của CBP, tiếp nhận đơn kiện từ Ủy ban Thực thi Thương mại Tôm Ad Hoc - liên minh đại diện cho ngành tôm nội địa Mỹ.
Bộ Thương mại Mỹ bắt đầu áp thuế chống bán phá giá với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ và một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác từ năm 2005. Tuy nhiên, tháng 7/2016, Bộ Thương mại Mỹ thu hồi lệnh áp thuế với Minh Phú. Nói cách khác, Minh Phú không cần nộp thuế chống bán phá giá với tôm xuất xứ Việt Nam nhưng tôm nguồn gốc Ấn Độ vẫn chịu thuế 10,17%.
Do đó, Minh Phú được cho là có động cơ để che giấu nguồn gốc thực sự của tôm xuất khẩu hoặc trộn lẫn tôm nguồn gốc Ấn Độ với tôm nguồn gốc Việt Nam để biến sản phẩm thành có nguồn gốc duy nhất là Việt Nam, tránh thuế chống bán phá giá, theo thông báo từ CBP.
Theo hồ sơ, MSeafood nhập khẩu tôm từ Minh Phú trong giai đoạn điều tra từ ngày 8/10/2018 đến ngày 13/10/2020. Những bằng chứng cho thấy Minh Phú từng nhập khẩu tôm nguồn gốc Ấn Độ về Việt Nam để chế biến. Minh Phú còn coi các công ty Ấn Độ là nhà cung ứng nguyên liệu thô đầu vào. Thông báo từ CBP không nêu tên và giá trị hàng hóa cụ thể.
Đáng nói hơn thông tin này lại xuất hiện trong bối cảnh xuất khẩu tôm của Việt Nam nói chung và thị trường Mỹ nói riêng đang tăng trưởng mạnh những tháng qua. Sau 9 tháng, xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ đạt trên 634,4 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ được coi là thị trường có nhu cầu ổn định nhất và tôm Việt Nam nói chung đã và đang gây dựng được uy tín tại thị trường này.
Nguyễn Ngọc
Bình luận
Nổi bật
Áp thuế VAT 5% với phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22
(CL&CS) - Theo Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, trong điều kiện hiện nay, việc sửa đổi Luật Thuế 71 theo hướng áp GTGT 5% đối với mặt hàng phân bón là rất phù hợp. Khi đó, cả "3 nhà" là nhà nông, Nhà nước và doanh nghiệp (DN) đều được hưởng lợi.
Hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31
(CL&CS)- Người tiêu dùng có thể tận hưởng trải nghiệm mua sắm với nhiều ưu đãi hấp dẫn, đồng thời hòa mình vào không khí lễ hội tôn vinh tinh hoa hàng Việt Nam.
Yếu tố thuận lợi, xuất khẩu rau quả năm 2024 có thể đạt hơn 7 tỷ USD
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06
(CL&CS) - Nhu cầu của thị trường thế giới tăng trong dịp lễ tết cuối năm, cộng với hiệu quả từ các Nghị định thư sẽ là những yếu tố chính giúp thúc đẩy xuất khẩu rau quả trong thời gian tới.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.