Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 12/02/2024, 09:26 AM

Bí ẩn ngôi đền cổ chạm khắc từ một phiến đá khổng lồ, được cho là ‘tác phẩm của người ngoài hành tinh’

Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải tại sao người cổ đại có thể xây dựng một đại công trình từ một khối đá duy nhất như ngôi đền này.

Đền Kailasa tại Maharashtra, Ấn Độ, là một trong những công trình kiến trúc nguyên khối lớn nhất thế giới, được chạm khắc hoàn toàn bằng tay từ một khối đá duy nhất. Ngôi đền này được coi là một trong những kiệt tác đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử kiến trúc.

Đền Kailasa

Đền Kailasa

Nằm ở phía Tây Maharashtra, Ấn Độ, đền Kailasa là một phần của quần thể Ellora, bao gồm 24 ngôi đền và tu viện trong hang động. Với niên đại từ 600 đến 1.000 Sau Công nguyên, đây là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng nhất và đền Kailasa là điểm nhấn nổi bật nhất.

Empty
Đền Kailasa là một phần của quần thể Ellora, bao gồm 24 ngôi đền và tu viện trong hang động

Đền Kailasa là một phần của quần thể Ellora, bao gồm 24 ngôi đền và tu viện trong hang động

Mang phong cách kiến trúc Dravidian, đền Kailasa có chóp vuông với các chi tiết được chạm khắc tỉ mỉ. Tổng thể, đền có tổng cộng 3 tầng, với một sân đền hình móng ngựa và một tháp Gopuram ở lối vào. Trước mặt đền là tượng con bò Nandi - vật cưỡi của thần Shiva. Các bức chạm khắc trên đá miêu tả các vị thần Hindu và tạo nên một không gian tôn giáo và tâm linh ấn tượng.

Empty
Bên trong ngôi đền

Bên trong ngôi đền

Điều đặc biệt khiến cho ngôi đền Kailasa nổi tiếng là việc ngôi đền được tạo ra từ một khối đá duy nhất ẩn sâu trong lòng đất, là một công trình kiến trúc khổng lồ và đặc biệt. Kỹ thuật này, được ghi nhận trong các tài liệu, được gọi là "khắc từ đá tảng".

Ngôi đền được tạo ra từ một khối đá duy nhất ẩn sâu trong lòng đất

Ngôi đền được tạo ra từ một khối đá duy nhất ẩn sâu trong lòng đất

Theo các nhà khảo cổ học, để xây dựng công trình này, hơn 400.000 tấn đất đá đã được đẽo gọt và vận chuyển đến từ nhiều nơi khác nhau. Rõ ràng, việc hoàn thành một công trình vĩ đại như vậy đã đòi hỏi sự cống hiến và lao động vất vả của những người cổ đại, sử dụng các công cụ lao động thô sơ, có lẽ mất hàng thế kỷ để hoàn thành.

Bí ẩn ngôi đền cổ chạm khắc từ một phiến đá khổng lồ, được cho là ‘tác phẩm của người ngoài hành tinh’ 12

Dẫu vậy, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có lời giải cho việc làm sao người cổ đại có thể tách ra những khối đá khổng lồ từ ngọn núi cao hơn 30m với một tỉ lệ chính xác đến như vậy. Câu hỏi này đã khiến nhiều người tò mò về công nghệ mà họ đã sử dụng để xây dựng, mặc dù đến thế kỷ 21, chúng ta vẫn chưa thể giải thích được.

Bí ẩn ngôi đền cổ chạm khắc từ một phiến đá khổng lồ, được cho là ‘tác phẩm của người ngoài hành tinh’ 13
Đến nay vẫn chưa có câu trả lời cho việc tại sao người cổ đại có thể xây dựng được công trình này

Đến nay vẫn chưa có câu trả lời cho việc tại sao người cổ đại có thể xây dựng được công trình này

Có nhiều giả thuyết từ các nhà khảo cổ cho rằng công trình được hoàn thành trong vòng 20 năm bằng phương pháp thủ công, tương đương với việc các công nhân phải làm việc 12 giờ mỗi ngày, xử lý 60 tấn đá mỗi giờ. Do đó, nhiều người tin rằng công trình này, cùng với Kim tự tháp Ginza, có thể là tác phẩm của người ngoài hành tinh trên Trái Đất.

Empty
Cho đến nay, không có tài liệu nào chứng minh về người đã xây dựng ngôi đền Kailasa

Cho đến nay, không có tài liệu nào chứng minh về người đã xây dựng ngôi đền Kailasa

Cho đến nay, không có tài liệu nào chứng minh về người đã xây dựng ngôi đền Kailasa. Tuy nhiên, nhiều học giả liên kết nó với vua Rashtrakuta Krishna I, trị vì từ khoảng năm 756 đến năm 773 Sau Công nguyên.

Ngoài giá trị kiến trúc, đền Kailasa còn là nơi lưu giữ hàng nghìn tác phẩm điêu khắc, bản vẽ và chữ khắc

Ngoài giá trị kiến trúc, đền Kailasa còn là nơi lưu giữ hàng nghìn tác phẩm điêu khắc, bản vẽ và chữ khắc

Ngoài giá trị kiến trúc, đền Kailasa còn là nơi lưu giữ hàng nghìn tác phẩm điêu khắc, bản vẽ và chữ khắc thể hiện sự phong phú của nền văn minh và nghệ thuật triết học của Ấn Độ cổ đại. Trong đó có phiến đá khắc lại nội dung của thiên sử thi hùng tráng Ramayana. Ước tính ngày nay, vẫn còn khoảng 32 triệu chi tiết chạm khắc tiếng Phạn tại đây chưa được dịch.

Hoàng Giang

Bình luận

Nổi bật

UNESCO chính thức công nhận thêm một di sản của Việt Nam, một địa phương thăng hạng lên 'điểm đến 8 di sản'

UNESCO chính thức công nhận thêm một di sản của Việt Nam, một địa phương thăng hạng lên 'điểm đến 8 di sản'

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 16:42

Điều này đã gia tăng thương hiệu di sản Huế, trở thành một điểm đến 8 di sản.

Nhiều nét mới tại Lễ hội sông nước TP.HCM lần 2

Nhiều nét mới tại Lễ hội sông nước TP.HCM lần 2

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:23

(CL&CS) - Lễ hội sông nước Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần 2, năm 2024 diễn ra từ ngày 31/5 đến 9/6, lễ hội được định hướng trở thành một sự kiện thương hiệu, góp phần định vị TP.HCM, một đô thị sông nước giàu bản sắc văn hoá.

Khám phá hang động 60 triệu năm tuổi phát ra âm thanh bí ẩn trên hòn đảo không người ở

Khám phá hang động 60 triệu năm tuổi phát ra âm thanh bí ẩn trên hòn đảo không người ở

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 23:30

Những cột đá trong hang động này đã xếp chồng lên nhau khoảng 60 triệu năm trước khi mà Đại Tây Dương vẫn đang được hình thành.