Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 10/06/2024, 16:55 PM

Bệnh nhân ung thư đầu tiên có 'tế bào bất tử', qua đời hơn 7 thập kỷ vẫn cứu sống hàng triệu người

Nhờ những tế bào của bà, ngành y học đạt được vô số thành tựu, song bà và những người thân bị lãng quên trong khốn khó.

Năm 1951, người mẹ 5 con tên Henrietta Lacks (31 tuổi) đến Bệnh viện Johns Hopkins ở Baltimore do cơn đau ở cổ tử cung và chảy máu bất thường. Khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện một khối u ở cổ tử cung của cô. Chỉ 8 tháng sau chẩn đoán, ngày 4/10/1951, Lacks qua đời và được chôn cất trong một ngôi mộ vô danh.

Nếu chỉ dừng lại ở đó thì cuộc sống của Henrietta không có gì nổi trội. Thế nhưng đến khi qua đời, bà mới trở thành một con người đặc biệt.

Henrietta Lacks qua đời do bệnh ung thư cổ tử cung năm 1951. Ảnh: ST

Henrietta Lacks qua đời do bệnh ung thư cổ tử cung năm 1951. Ảnh: ST

Trong thời gian Lacks chữa trị ở bệnh viện, một mẫu tế bào ung thư của bà đã được gửi đến phòng thí nghiệm của bác sĩ George Gey. Trong quá trình nghiên cứu, bác sĩ đã phát hiện ra một điều lạ, đó là các tế bào của bà Henrietta Lacks lại không giống với bất kì tế bào nào khác mà ông từng thấy, chúng không chết mà thậm chí còn tăng gấp đôi cứ sau 20-24 giờ đồng hồ.

Không ai lý giải được vì sao tế bào của Henrietta lại phát triển mạnh như vậy. Nhưng có điều chắc chắn là các tế bào này, còn có tên chính thức là HeLa (đặt theo 2 chữ cái đầu tiên trích từ tên và họ Henrietta) - đã trở thành một bước đột phá y học đáng kinh ngạc. Nó được hàng loạt bác sĩ, nhà nghiên cứu sử dụng và qua đó cách mạng hóa hoạt động nghiên cứu thuốc.

Tế bào của Henrietta Lacks phân chia không ngừng sau khi được lấy ra từ cơ thể bà. Ảnh: Shutterstock

Tế bào của Henrietta Lacks phân chia không ngừng sau khi được lấy ra từ cơ thể bà. Ảnh: Shutterstock

Đầu tiên, các tế bào HeLa được thử nghiệm cho bệnh bại liệt và thay vì chết ngay lập tức như hầu hết các tế bào khác thì chúng lại sống sót. Điều này cho phép các nhà khoa học thử nghiệm trên các tế bào HeLa cho đến khi họ có thể tìm ra được một loại vắc-xin chữa bệnh bại liệt, căn bệnh đã gây ra nhiều cái chết nhất thế giới vào đầu thế kỉ XX.

Không dừng lại ở đó, nhờ tế bào HeLa, người ta đã tạo ra kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm, đẩy mạnh nghiên cứu gene. Các nhà khoa học cũng đã hiểu biết rõ hơn về cơ chế phân chia của tế bào, về hoạt động của các căn bệnh ung thư. Tế bào HeLa còn được dùng để nghiên cứu cách thức chống AIDS, tác động của phóng xạ và chất độc lên tế bào, lập bản đồ gene, chế ra thuốc chống cúm, bệnh lậu và nhiều căn bệnh khác.

Nhờ tế bào trích từ khối u của Henrietta trong quá trình phẫu thuật, nhân loại có được hàng loạt thành công trong nghiên cứu. Ảnh: NHGRI

Nhờ tế bào trích từ khối u của Henrietta trong quá trình phẫu thuật, nhân loại có được hàng loạt thành công trong nghiên cứu. Ảnh: NHGRI

Trong 7 thập kỷ qua, tế bào Hela đã đóng góp vào khoảng 70.000 nghiên cứu khoa học, cứu sống hàng triệu người mắc ebola, ung thư, thương hàn... Các nhà khoa học trên thế giới đã nuôi cấy hơn 50 tấn tế bào này.

Tế bào HeLa cũng gián tiếp tăng cường hiểu biết của con người về vũ trụ. Từ năm 1964, tế bào HeLa được đưa vào không gian để nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ và du hành không gian lên tế bào con người.

Nhưng trong khi tế bào HeLa tạo nên cuộc cách mạng y học thì Henrietta lại được chôn cất trong một ngôi mộ không bia. Suốt nhiều thập kỷ, con cái bà vẫn sống trong nghèo đói, khổ sở. Họ cũng không hề biết rằng các tế bào của mẹ vẫn còn sống, vẫn đang hỗ trợ thay đổi y học và làm giàu cho vô số người.

Chân dung Henrietta Lacks được trưng bày trong Viện chân dung Quốc gia Mỹ. Ảnh: ST

Chân dung Henrietta Lacks được trưng bày trong Viện chân dung Quốc gia Mỹ. Ảnh: ST

Hiện tại, ngành y học đã sống khỏe dựa trên các tế bào của Henrietta. Hàng ngàn người đã làm nên sự nghiệp khoa học dựa trên việc nghiên cứu tế bào HeLa. Tuy nhiên phải tới tận năm 1973, gia đình bà Henrietta Lacks mới biết được sự thật khi các nhà khoa học gọi điện yêu cầu lấy mẫu DNA. Vụ việc khiến gia đình nhà Lacks cảm thấy vô cùng tức giận vì không ai được biết về điều này trước đó.

Sự việc đã kéo theo một cuộc kiện tụng kéo dài trong nhiều năm. Đến năm 2013, Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ mới công khai tuyên bố những đóng góp của bà Henrietta Lacks và có những chính sách hỗ trợ gia đình bà. Đến năm 2017, đài HBO cũng đã sản xuất một bộ phim dựa trên câu chuyện của bà khiến cho nhiều người biết đến những đóng góp vĩ đại của bà trong nền y học thế giới.

Quỳnh Châu

Bình luận

Nổi bật

Mới 28 tuổi, chàng trai bất ngờ bị đột quỵ giữa đêm: Bác sĩ nêu 5 thói quen xấu là 'kẻ hủy diệt mạch máu' mà người trẻ thường mắc

Mới 28 tuổi, chàng trai bất ngờ bị đột quỵ giữa đêm: Bác sĩ nêu 5 thói quen xấu là 'kẻ hủy diệt mạch máu' mà người trẻ thường mắc

sự kiện🞄Thứ hai, 24/06/2024, 18:28

Không chỉ người già, đột quỵ ngày càng trẻ hoá do thói quen xấu của giới trẻ.

Khung giờ ăn sáng làm tăng 59% khả năng mắc tiểu đường loại 2

Khung giờ ăn sáng làm tăng 59% khả năng mắc tiểu đường loại 2

sự kiện🞄Thứ hai, 24/06/2024, 18:27

Có những thời điểm ăn sáng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, thế nhưng nhiều người không biết vẫn vô tư mắc phải.

Làm 16 công việc cùng lúc, cặp vợ chồng nhàn rỗi ‘ẵm’ 175 tỷ tiền lương: Cảnh sát vào cuộc triệt phá ổ lừa đảo việc làm

Làm 16 công việc cùng lúc, cặp vợ chồng nhàn rỗi ‘ẵm’ 175 tỷ tiền lương: Cảnh sát vào cuộc triệt phá ổ lừa đảo việc làm

sự kiện🞄Thứ hai, 24/06/2024, 18:15

Băng nhóm lừa đảo làm giả hồ sơ, ứng tuyển việc làm gồm 53 người đã bị bắt giữ khi người cầm đầu ‘giấu đầu hở đuôi’.