Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 14/02/2014, 17:00 PM

Bé 2 tuổi bí tiểu do sỏi kẹt niệu đạo

Nhập Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) trong tình trạng bí tiểu cấp, bé trai 2 tuổi ngụ Đồng Nai được phát hiện có sỏi tại cổ bàng quang. 

Bé có tiền căn hay tiểu lắt nhắt, tiểu đau, có lúc tiểu máu và được chẩn đoán viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu nhiều lần, nhưng điều trị không hiệu quả. Lần này qua thăm khám, làm siêu âm hệ niệu và X-quang bụng, các bác sĩ phát hiện bé bị sỏi ở vị trí cổ bàng quang gây bít tắc đường ra của nước tiểu.

Kích thước của viên sỏi tuy nhỏ (khoảng 10×3 mm) nhưng lại không đủ nhỏ để bé tiểu ra ngoài. Do đó sỏi kẹt ở cổ bàng quang hay thậm chí xuống niệu đạo gây tình trạng bí tiểu cấp, tiểu máu do xây xát niêm mạc niệu đạo. 

Sáng 14/2, các bác sĩ đã ứng dụng những dụng cụ nội soi rất nhỏ chỉ dùng ở trẻ em để nội soi và tán sỏi bằng laser cho bé. Ca mổ tiến hành thuận lợi, chỉ mất khoảng 30 phút. Bé ổn định, hết đau, tiểu được. Với việc áp dụng phương pháp mới này, bệnh nhi sẽ ít đau hơn, không có sẹo, tránh được nhiều biến chứng sau mổ, thời gian nằm viện rất ngắn và chi phí không cao.

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó khoa Niệu bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, trước đây đối với bệnh lý này các bác sĩ thường phải mổ mở bàng quang lấy sỏi. Ở các nước phát triển, sỏi niệu ở trẻ hầu như được điều trị bằng phương pháp ít sang chấn và xâm lấn tối thiểu như nội soi gắp sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da và đặc biệt tán sỏi nội soi ngược dòng. Tại TP HCM, kỹ thuật này được áp dụng tương đối rộng rãi ở người lớn, tuy nhiên còn rất ít ở trẻ em.

Theo bác sĩ Thạch, sỏi thận ở trẻ em là bệnh khá hiếm, nhất là những trẻ nhỏ. Sỏi hình thành liên quan mật thiết tới yếu tố môi trường và di truyền. Bỏ qua yếu tố di truyền thì gần đây số trẻ em mỗi năm phải đến viện điều trị vì bệnh sỏi thận ngày càng tăng lên. Thủ phạm chính là do chế độ ăn uống và lối sống.  

“Ăn nhiều thức ăn nhanh có quá nhiều muối, ít uống nước, ít vận động là những nguyên nhân hình thành nhanh sỏi thận ở trẻ em, nhất là những trẻ có sẵn các bệnh lý rối loạn chuyển hoá. Ngoài ra, các trẻ thường bị nhiễm trùng đường tiểu, có bất thường ở chỗ hẹp tự nhiên của đường tiết niệu hay những bệnh lý gây cản trở sự tống xuất nước tiểu như bàng quang thần kinh… cũng là điều kiện để tạo sỏi”, bác sĩ Thạch phân tích.

Triệu chứng thường gặp của sỏi đường tiết niệu là đau vùng hông lưng, tiểu ít, tiểu máu, đặc biệt là nếu gia đình có tiền sử bị bệnh sỏi thận. Ở trẻ nhỏ thì trẻ dễ kích thích, quấy khóc, ói, thường xuyên nhiễm trùng tiểu biểu hiện qua triệu chứng la khóc mỗi lần đi tiểu. Đôi khi bệnh sỏi thận ở trẻ chỉ phát hiện tình cờ qua siêu âm.

Lê Phương

Nguồn: vnexpress.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.