“Bắt mạch” thị trường bất động sản khi các Luật mới sớm có hiệu lực

Nhiều chuyên gia kỳ vọng, thị trường bất động sản sẽ hồi phục vào cuối năm 2024 và bình thường trở lại vào năm 2025 nếu như 3 bộ luật Đất đai, luật Nhà ở, luật Kinh doanh bất động sản được Quốc hội cho phép áp dụng sớm từ ngày 1/7/2024.

Untitled-2

Cần sớm đưa Luật mới vào thực tiễn

Dự kiến tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội sẽ xem xét đề xuất của Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị áp dụng sớm 6 tháng kể từ ngày 1/7 đối với luật Đất đai 2024, luật Nhà ở, luật Kinh doanh bất động sản (BĐS).

Đồng thời, Quốc hội cũng sẽ xem xét 2 dự thảo Nghị quyết thí điểm của Quốc hội gồm: Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở; và Nghị quyết về thí điểm thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với đối tượng thí điểm là các dự án đầu tư công nhóm B, C.

Trước đó, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề xuất đưa Luật Đất đai vào thi hành sớm nhằm kịp thời giải quyết, xử lý dứt điểm các tồn đọng về đất. Cùng đó, việc này sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, phát huy tiềm năng, hiệu quả nguồn lực đất đai.

Nhà chức trách cũng kỳ vọng qua đó tháo gỡ được những khó khăn trong tiếp cận đất đai cho sản xuất - kinh doanh, thu hút đầu tư, góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Đại diện nhiều địa phương cũng mong Luật Đất đai sớm được đưa vào cuộc sống. Phó chủ tịch TP HCM Bùi Xuân Cường cho biết Luật Đất đai sửa đổi được thông qua đã tác động lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của thành phố. Hai tháng đầu năm 2024, số thủ tục liên quan đến nhà đất hơn 67.000, tăng gần 19.000 hồ sơ so với cùng kỳ.

Các tỉnh, thành phố đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm tham mưu Chính phủ ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn để địa phương có đủ cơ sở pháp lý triển khai khi luật có hiệu lực. Họ cũng gấp rút xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực. Chẳng hạn, TP HCM cần ban hành 9 văn bản, HĐND là hai văn bản.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, Luật Nhà ở năm 2023 có nhiều nội dung mới mang tính đột phá quan trọng, góp phần vào mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng hiệu quả quản lý và phát triển nhà ở.

Trong khi đó, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 sẽ tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương và thiết lập công cụ kiểm soát quản lý thị trường bất động sản.

Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực sớm sẽ góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc phát triển và quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản; hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển lành mạnh và bền vững thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, việc 2 Luật này có hiệu lực sớm hơn 6 tháng sẽ bảo đảm có hiệu lực đồng thời với Luật Đất đai năm 2024.

Mở ra “kịch bản mới” cho thị trường?

Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), từ năm 2020 đến năm 2023 là giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản do tác động của đại dịch Covid-19 và các “xung đột lợi ích” giữa các nước lớn, “xung đột địa chính trị” ở một số khu vực làm tăng nguy cơ lạm phát, giảm tổng cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế và thị trường bất động sản nước ta.

Theo HoREA, “vùng đáy” khó khăn của thị trường bất động sản rơi vào quý I/2023, bởi lẽ đến hết quý I/2023, thị trường bất động sản rơi xuống mức tăng trưởng âm sâu nhất (-16,2%).

Thế nhưng, kể từ quý II/2023 thì mức độ khó khăn giảm dần và từng bước phục hồi, thể hiện đến hết 6 tháng, thị trường bất động sản còn tăng trưởng âm -11,5%, đến hết 9 tháng còn tăng trưởng âm -8,7% và kết thúc năm 2023 thì chỉ còn tăng trưởng âm -6,38%.

Vì thế, có thể nhận định thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và dự báo sẽ phục hồi rõ nét vào cuối năm 2024 và trở lại bình thường vào khoảng giữa năm 2025 trở đi do “độ trễ” của chính sách và do “độ trễ” của quy trình thủ tục đầu tư xây dựng, triển khai thực hiện có tính “đặc thù” của các dự án bất động sản.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) nhận định, thị trường bất động sản cuối năm 2024 sẽ diễn ra theo 2 kịch bản tuỳ thuộc vào Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… được Quốc hội cho phép áp dụng sớm từ ngày 1/7/2024 hay không.

Kịch bản 1: Nếu được “tiếp sức” bằng việc tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ cho phép áp dụng Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 kể từ ngày 1/7/2024 và xem xét thông qua 2 dự thảo Nghị quyết thí điểm của Quốc hội.

Khi đó, song song với việc Chính phủ, các bộ, ngành ban hành các nghị định, thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi, sát với thực tiễn thì sẽ xử lý được hầu hết các “vướng mắc pháp lý” của 148 dự án bất động sản trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh mà “vướng mắc pháp lý” đang chiếm 70% khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản.

Ngoài ra, những vấn đề được thông qua còn đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của người dân, nhà đầu tư và vừa có tác động “tích cực”, thúc đẩy tiến trình phục hồi và phát triển trở lại của thị trường bất động sản từ khoảng cuối năm 2024 trở đi.

Kịch bản 2: Nếu Quốc hội không cho phép áp dụng sớm Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 kể từ ngày 1/7/2024 thì sẽ có tác động “làm chậm” tiến trình phục hồi và phát triển trở lại của thị trường bất động sản, chậm thêm khoảng 6 tháng.

Cụ thể, nếu Quốc hội không thông qua dự thảo “Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất, hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở” thì kể từ ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục không được “thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở và đất khác hoặc đất khác không phải là đất ở” để thực hiện dự án nhà ở thương mại.

Qua đó, sẽ có khoảng 15% trong tổng số các dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đang có “đất khác không phải là đất ở” mà hầu hết là các dự án có quy mô diện tích lớn hoặc rất lớn dù phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, đô thị, nhưng lại không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại trên “đất của chính mình” do không đáp ứng quy định tại khoản 6 Điều 127 Luật Đất đai 2024 (yêu cầu nhà đầu tư phải “đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác”).

Trong khi đó, theo TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, cho rằng thị trường BĐS sẽ sớm quay trở lại trạng thái bình thường "mới" khi các bộ luật sớm có hiệu lực. Bởi khi các bộ luật trên đi vào cuộc sống sẽ giúp thị trường ngày càng minh bạch, rõ ràng cho mọi thành phần kinh tế tham gia; đồng thời giúp tăng nguồn cung, nhất là nguồn cung nhà ở xã hội, trong lúc nhu cầu về nhà ở vẫn duy trì ở mức cao khi được củng cố bởi tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ.

Đến nay, theo ông Đính, số lượng các nhà đầu tư sẵn sàng quay trở lại thị trường đã tăng lên, trong bối cảnh có nhiều dự án được mở bán, giới thiệu ra thị trường hơn. Trong thời gian tới, phân khúc BĐS bán lẻ sẽ đón nhận thêm hàng trăm nghìn m2 diện tích thuê mới chất lượng. BĐS công nghiệp tiếp tục duy trì vị thế tăng trưởng tích cực. Trong khi BĐS du lịch, nghỉ dưỡng dù khó phục hồi trong ngắn hạn nhưng sẽ có thêm nhiều tín hiệu tích cực. Đặc biệt là sản phẩm condotel, căn hộ cao tầng gắn với du lịch nghỉ dưỡng thuộc những địa bàn du lịch truyền thống, trọng điểm.

An Nhiên

Bình luận

Nổi bật

Marina Central Tower tại Ba Son Quận 1 thu hút khách thuê nhờ vị trí siêu đắc địa

Marina Central Tower tại Ba Son Quận 1 thu hút khách thuê nhờ vị trí siêu đắc địa

sự kiện🞄Thứ sáu, 01/11/2024, 08:57

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TPHCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt.

Vẫn băn khoăn lệch pha cung cầu trên thị trường: Chủ yếu là hàng cao cấp, căn hộ bình dân “biến mất”

Vẫn băn khoăn lệch pha cung cầu trên thị trường: Chủ yếu là hàng cao cấp, căn hộ bình dân “biến mất”

sự kiện🞄Thứ sáu, 01/11/2024, 07:48

Theo thông tin mới đây từ Bộ Xây dựng, trong quý III/2024, cả nước không ghi nhận thêm dự án nhà ở xã hội nào. Điều này cho thấy, nguồn cung căn hộ bình dân đang thiếu hụt trầm trọng, trong khi đó, nguồn cung chủ yếu ra thị trường lại là hàng cao cấp.

Đánh thuế bất động sản: Hạn chế được đầu cơ nhưng khó có thể kéo giảm giá nhà?

Đánh thuế bất động sản: Hạn chế được đầu cơ nhưng khó có thể kéo giảm giá nhà?

sự kiện🞄Thứ sáu, 01/11/2024, 07:48

Những năm qua, khi bất động sản "sốt" giá, nhiều bộ, ngành đã đề xuất biện pháp kiểm soát thị trường, trong đó có chống đầu cơ và điều tiết giá bằng cách đánh thuế bất động sản. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc đánh thuế có thể giúp giảm đầu cơ nhưng khó giảm giá nhà.