Thứ tư, 28/02/2024, 14:34 PM

Bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước

(CL&CS) - Ngày Đất ngập nước (2/2) năm 2024 có chủ đề: “Đất ngập nước và Phúc lợi cho con người”, nhằm làm nổi bật mối liên hệ giữa nỗ lực bảo vệ sự đa dạng hệ sinh thái các vùng đất ngập nước với những lợi ích mà con người có thể nhận được, đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai các hoạt động quản lý những khu vực này để phát huy các giá trị sẵn có.

Trong nhiều năm qua, công tác quản lý đất ngập nước ở Việt Nam đặt mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững cũng như duy trì đặc tính sinh thái của hệ sinh thái đất ngập nước, trong đó tập trung cho các vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh học cao, có chức năng duy trì nguồn nước và cân bằng sinh thái, có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia.

Sau 35 năm tham gia Công ước Ramsar và 20 năm thực hiện Nghị định số 109/2003/NĐ-CP bảo tồn phát triển bền vững vùng đất ngập nước, đến nay, Việt Nam đã có 9 khu bảo tồn được công nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar) với tổng diện tích hơn 120 nghìn ha, bao gồm: 7 vườn quốc gia (Xuân Thủy, tỉnh Nam Định; Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn; Bầu Sấu - Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai; Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp, Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau; Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang) và 2 khu bảo tồn thiên nhiên (Láng Sen, tỉnh Long An và Vân Long, tỉnh Ninh Bình). Cùng với 9 khu ramsar hiện có, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thẩm định Hồ sơ Ramsar Bắc Đồng Nai và nhận được đề xuất đề cử Khu Ramsar Cần Giờ.

Ảnh minh họa: Internet.

Ảnh minh họa: Internet.

Đến nay, 23 tỉnh thành phố trên cả nước đã có quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và xác định rõ nhiều vùng đất ngập nước quan trọng cần được bảo vệ, quản lý dưới hình thức khu bảo tồn. Tổng cộng có 47 khu ĐNN quan trọng được đưa vào quy hoạch thành lập khu bảo tồn đến năm 2030 theo Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

Nhân dịp hưởng ứng. Ngày đất ngập nước năm 2024, Công ước về các vùng Đất ngập nước (Công ước Ramsar) với phương châm “bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước thông qua các hành động của địa phương, khu vực, quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới” một lần nữa được nhấn mạnh.

Công ước yêu cầu các quốc gia cần xây dựng và thực hiện thể chế chính sách, quy hoạch sử dụng bền vững, sử dụng khôn khéo vùng đất ngập nước và lồng ghép vào chính sách phát triển nói chung ở các cấp, các ngành và địa phương.

Thời gian qua, với vai trò cơ quan quản lý và phát triển các hệ sinh thái trên các vùng đất ngập nước tự nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trực tiếp là Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học đã từng bước xây dựng hành lang pháp lý liên quan. Riêng năm 2023, Cục đã triển khai thực hiện đề án phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước bị suy thoái. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hệ thống thông tin đa thời gian về đất ngập nước và khu bảo tồn thiên nhiên; khảo sát đo đạc, thành lập các loại bản đồ phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước khu vực các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và TP Hồ Chí Minh.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ

Phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:19

(CL&CS) - Ngày 23/4/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đồng Hỷ tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ năm 2024. Tham gia hội nghị có gần 80 đại biểu là hội viên phụ nữ; cán bộ, công chức các xã, thị trấn; đại diện các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

Tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua hồi ức người lính Điện Biên

Tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua hồi ức người lính Điện Biên

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 12:42

(CL&CS) - Trong hồi ức của Trung tướng Đặng Quân Thụy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị Tổng Tư lệnh có tài thao lược với tầm nhìn chiến lược làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 08:40

(CL&CS) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.