Thứ sáu, 08/05/2020, 09:47 AM

Ăn, uống, làm gì để tăng khả năng miễn nhiễm virus SARS CoV-2?

(CL&CS) - Mặc dù đại dịch Covid-19 cách dịch cúm Tây Ban Nha hơn một thế kỷ với những khám phá khoa học, đây đó vẫn còn nhiều phương thuốc đáng nghi ngờ và các cách chữa trị dân gian trôi nổi xung quanh. Mà lần này thì chủ đề là 'tăng cường' hệ miễn dịch. Bài viết của Zaria Gorvett thuộc BBCFuture.

 

Đại dịch cúm năm 1918 là trận dịch chết chóc nhất từng được ghi nhận trong lịch sử, khiến cho 500 triệu người nhiễm bệnh (một phần tư dân số thế giới vào thời điểm đó) và giết chết hàng chục triệu người trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm 7h15 sáng 8/5, toàn cầu có 3.910.389 người nhiễm virus SARS CoV-2 (Việt Nam 288), 270.318 ca tử vong.

Những tin đồn lan truyền trên mạng

Trong số những tin đồn hiện đang lan truyền trên mạng xã hội, một trong những ý tưởng lạ lùng là có thể tăng số lượng bạch cầu bằng cách thủ dâm nhiều hơn (!?). Và như mọi khi, một lô một lốc những lời khuyên về dinh dưỡng đã xuất hiện.

Lần này, chúng ta được khuyến khích tìm kiếm các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và vitamin C (hồi năm 1918, công chúng được khuyên ăn nhiều hành tây), trong khi các nhà khoa học giả hiệu đang đi bán rong các sản phẩm thời thượng như trà kombucha và chất lợi khuẩn.

Theo một nguồn tin, ớt bột và trà xanh có thể giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn trước Covid-19 so với khẩu trang - một lời khẳng định táo bạo và rất đáng ngờ nếu biết rằng có một số loại khẩu trang làm giảm nguy cơ nhiễm virus SARS CoV-2 đến 5 lần!

Không có cái gọi là tăng cường miễn dịch

Thật không may, suy nghĩ rằng thuốc viên, siêu thực phẩm thời thượng hoặc thói quen khỏe mạnh có thể là lối tắt để giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, chỉ là tin đồn. 

CoronaAnti
 
CoronaAnti 2
Các loại trái cây, rau củ và gia vị ... sản sinh ra nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể người

Trên thực tế, khái niệm 'tăng cường' hệ miễn dịch không có bất kỳ ý nghĩa khoa học nào.

"Có ba cấu phần khác nhau trong miễn dịch" - bà Akiko Iwasaki, nhà miễn dịch học tại Đại học Yale, nói - "Bắt đầu với những thứ như là da, đường thở và màng nhầy, và chúng giúp tạo thành rào cản trước mầm bệnh. Nhưng một khi virus vượt qua được hàng rào này, thì bạn phải kích thích phản ứng miễn dịch bẩm sinh”.

Hệ thống này bao gồm tế bào và protein - kháng thể, phải mất vài ngày hoặc vài tuần mới xuất hiện. Điều quan trọng, hệ miễn dịch thích nghi chỉ có thể nhắm vào các mầm bệnh cụ thể.

Hầu hết các trường hợp lây nhiễm cuối cùng cũng kích hoạt hệ miễn dịch thích ứng. Nhưng có một cách khác để khởi động nó, và đó là tiêm phòng vaccine: cho cơ thể đối mặt với các vi khuẩn còn sống hoặc đã chết, hoặc một phần của vi khuẩn. Điều này có thể giúp cơ thể xác định đúng kẻ thù khi chúng xuất hiện.

Khái niệm 'tăng cường' hệ thống miễn dịch của một người mặc định có nghĩa là làm cho những phản ứng này trở nên chủ động hơn hoặc mạnh mẽ hơn. Trên thực tế, bạn sẽ không muốn làm điều này đâu.

Hãy xem triệu chứng của cảm lạnh - đau nhức cơ thể, sốt, đầu óc đờ đẫn, nhiều nước mũi và đờm. Hầu hết những triệu chứng này không thực sự là do virus gây ra. Thay vào đó, chúng do chính cơ thể chúng ta kích hoạt có chủ ý: chúng là một phần của phản ứng miễn dịch bẩm sinh.

Các chất nhầy và tín hiệu hóa học là một phần của viêm tấy, vốn là nền tảng của phản ứng miễn dịch khỏe mạnh.

Nhưng quá trình này rất mệt mỏi, vì vậy bạn sẽ không muốn nó lúc nào cũng hoạt động tối đa. Và hầu hết các virus, bao gồm cả SARS CoV-2, dù sao đi nữa cũng sẽ kích hoạt nó.

Nếu trà kombucha, trà xanh hoặc bất kỳ loại thuốc pha chế nào khác giúp 'tăng cường miễn dịch' trên thị trường thực sự có bất kỳ hiệu quả nào, chúng sẽ không giúp bạn khỏe mạnh rạng ngời mà sẽ làm bạn chảy nước mũi. Mỉa mai thay, nhiều sản phẩm 'tăng cường miễn dịch' được cho là giúp giảm viêm tấy!

Nếu khỏe mạnh, hãy quên các chất bổ sung, trừ vitamin D

Nhiều loại vitamin tổng hợp được cho là 'hỗ trợ miễn dịch' hoặc giúp 'duy trì chức năng miễn dịch khỏe mạnh'. Nhưng như BBC Future đã cho biết hồi năm 2016, các chất bổ sung vitamin thường không hiệu quả ở những người đã khỏe mạnh sẵn, và thậm chí còn có hại.

Hãy xem vitamin C. Hiệu ứng sức khỏe của hoạt chất chống oxy hóa này đã bao trùm trong bí ẩn kể từ khi nhà khoa học hai lần đoạt giải Nobel Linus Pauling bị ám ảnh bởi khả năng trị cảm lạnh thông thường của nó.

Sau nhiều năm nghiên cứu vitamin này, cuối cùng ông cũng bắt đầu dùng 18.000 mg mỗi ngày - gấp khoảng 300 lần lượng hàng ngày được khuyến cáo hiện nay.

Tuy nhiên, không có mấy bằng chứng hỗ trợ cho uy danh vang lừng của vitamin C trong việc giúp chúng ta chống lại cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.

CoronaAnti 1
Thuốc chứa vitamin C không giúp tăng cường hệ miễn dịch

Một xem xét hồi năm 2013 của Cochrane - một tổ chức nổi tiếng về nghiên cứu không thiên vị, đã phát hiện ra rằng ở những người trưởng thành 'thử nghiệm vitamin C liều cao' vốn được kê đơn để như một liệu pháp điều trị và bắt đầu sau khi xuất hiện triệu chứng, cho thấy 'nó không có tác động liên tục đến thời gian hoặc mức độ của các triệu chứng cảm lạnh thông thường'.

"Viên vitamin không có lợi cho hệ miễn dịch trừ khi bạn bị thiếu hụt" - Iwasaki cho biết.

Trong thế giới phát triển, hầu hết mọi người đều có đủ vitamin từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên, có một ngoại lệ - vitamin D. Iwasaki giải thích rằng việc bổ sung vitamin này không phải là ý tưởng tồi.

Một số nghiên cứu đã liên kết mức vitamin D thấp với nguy cơ cao nhiễm trùng đường hô hấp và triệu chứng nghiêm trọng hơn khi chúng phát bệnh. Vitamin này cũng liên đới trong sự phát triển các bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng.

Tính đến năm 2012, ước tính có khoảng một tỷ người trên toàn thế giới không có đủ vitamin D. Và với càng nhiều người được kêu gọi ở trong nhà, thật dễ dàng để thấy việc tiếp xúc hạn chế với ánh sáng mặt trời thậm chí còn dẫn đến thiếu vitamin D nhiều hơn.

Không cần tích trữ thuốc chống oxy hóa

Câu hỏi liệu chất chống oxy hóa có ích hay không, phức tạp hơn một chút. Nằm trong phản ứng viêm, các tế bào bạch cầu giải phóng các hợp chất oxy độc hại.

Đây là con dao hai lưỡi. Một mặt, chúng tiêu diệt vi khuẩn, virus và ngăn chúng tạo ra bản sao. Mặt khác, chúng có thể làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh, dẫn đến ung thư và lão hóa, và làm hao mòn hệ miễn dịch.

Để ngăn chặn điều này xảy ra, cơ thể dựa vào chất chống oxy hóa. Những chất này giúp kiểm soát những hợp chất oxy ngỗ ngược và giữ cho các tế bào của chúng ta an toàn.

Và ta có thể tăng mức dự trữ chất này cho cơ thể thông qua việc nạp thức ăn. Các loại trái cây, rau củ và gia vị sáng màu có xu hướng có nhiều thành phần này nhất, bởi chất chống oxy hoá thường có sắc tố: chúng khiến cho cà rôt, trái man việt quất, cà tím, cải kale đỏ, nghệ, và dâu tây những màu sắc rực rỡ.

Hiện tại có một thử nghiệm đang được thực hiện để kiểm tra xem liệu những người nhiễm virus SARS CoV-2 có nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp họ phục hồi. Tuy nhiên, thử nghiệm này chỉ là một trong hàng trăm nghiên cứu về các phương pháp điều trị tiềm năng cho bệnh này.

Nếu bạn tin vào các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, thì kombucha không chỉ đơn giản là một thức uống ngọt, có ga được làm từ trà lên men. Trên internet có đầy rẫy tuyên bố về sản phẩm, trong đó có việc nó có thể điều trị ung thư và thậm chí cả AIDS (thực ra là nó không thể).

Bây giờ một số website đang cho rằng nó có thể giúp ngăn bạn nhiễm virus SARS CoV-2 (và có lẽ là nó không thể).

Giống như lợi khuẩn, kombucha có chứa các vi sinh vật. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác nhận liệu thức uống này có nồng độ vi sinh vật đủ cao để được coi là lợi khuẩn hay không - và hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy kombucha có thể điều trị hoặc ngăn ngừa bất kỳ bệnh nào.

Một đánh giá năm 2015 cho thấy lợi khuẩn - vi sinh vật có lợi có trong thực phẩm, đồ uống hoặc thuốc - đã làm giảm đáng kể số ca nhiễm trùng đường hô hấp. Chúng cũng giảm bớt một chút việc dùng kháng sinh. Các tác giả kết luận rằng chúng có thể tốt hơn các phương pháp điều trị bằng giả dược, nhưng chỉ ra rằng chất lượng của các bằng chứng có sẵn là thấp.

Điều quan trọng là hiện tại không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại lợi khuẩn nào có thể bảo vệ chúng ta khỏi virus SARS CoV-2.

Vậy thì, cái gì được chứng tỏ là có hiệu quả?

Bỏ qua một bên sản phẩm chăm sóc sức khỏe, có một số cách tiếp cận bạn có thể áp dụng để giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của mình, nhưng chúng được chứng minh là có hiệu quả: ngủ đủ giấc, tập thể dục, chế độ ăn cân bằng và cố gắng không bị căng thẳng.

Còn nếu không làm được như vậy, có một cách chắc chắn để tăng cường khả năng miễn dịch đối với một số mầm bệnh nhất định: vaccine.

Lê Miên Tường

(Theo BBC News - Ảnh: Getty)

Bình luận

Nổi bật

Lần đầu tiên tại Đông Nam Á, Việt Nam có ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt tích hợp AI, giúp đánh giá nhanh đột quỵ chỉ trong 5 phút

Lần đầu tiên tại Đông Nam Á, Việt Nam có ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt tích hợp AI, giúp đánh giá nhanh đột quỵ chỉ trong 5 phút

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 16:31

Hệ thống CT 1975 lát cắt có tốc độ chụp 0,23 giây/độ phân giải thời gian 19,5 mili giây, phát hiện được các tổn thương nhỏ chỉ 0,23mm.

Cách chống đọng nước gương hậu ô tô: Bí quyết an toàn khi lái xe dưới trời mưa

Cách chống đọng nước gương hậu ô tô: Bí quyết an toàn khi lái xe dưới trời mưa

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:09

(CL&CS) - Giữ cho gương chiếu hậu ô tô không bị đọng nước trong quá trình lái xe dưới trời mưa là một phần rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đưa ngành khoa học và công nghệ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Đưa ngành khoa học và công nghệ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:09

(CL&CS) - Hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm qua đã phát triển đúng định hướng, bám sát những yêu cầu thực tiễn và từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục hướng tới những mục tiêu mới, KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) sẽ là một trong những trụ cột, động lực kiến tạo, đưa Đồng Nai phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.