Yêu cầu ghi nhãn đối với tấm đá tự nhiên lát ngoài trời theo TCVN 13945:2024

(CL&CS) - Tấm đá tự nhiên lát ngoài trời là sản phẩm được sử dụng phổ biến hiện nay tuy nhiên để đảm bảo chất lượng, độ bền cao sản phẩm này nên đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, ghi nhãn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13945:2024.

So với những vật liệu truyền thống như gỗ, gạch, bê tông thì đá tự nhiên ốp ngoài trời có ứng dụng tốt hơn hẳn, có thể sử dụng để lát nền, ốp tường, tiểu cảnh, tường nhà, sân vườn,… Đặc biệt, với đặc điểm khí hậu nóng ẩm nhiệt đới ở Việt Nam, việc sử dụng đá tự nhiên trong trang trí nội thất còn tránh được nguy cơ mối, mọt, làm tăng tuổi thọ công trình. Đá tự nhiên ốp tường ngoài trời có độ bền cao, ít bị mài mòn, không thấm nước chống trơn trượt, bền màu theo thời gian, không bị rêu mốc, dễ dàng vệ sinh lau chùi.

Các loại đá khai thác 100% từ mỏ tự nhiên mang tính độc đáo và duy nhất. Mỗi sản phẩm sẽ có vẻ đẹp khác biệt, do mỗi phiến đá tự nhiên đều được hình thành qua hàng triệu năm nên đường vân, màu sắc đều có sự khác nhau. Từng tấm tranh đá khác nhau khi được ốp lên tường sẽ tạo một bức tranh tự nhiên sống động, phá cách giúp cho không gian thêm phần kết nối với thiên nhiên. 

Sử dụng đá tự nhiên ốp tường đem lại hiệu quả kinh tế. Nếu trang trí ngoại thất căn nhà bằng đá tự nhiên chỉ cần bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu mà không bao giờ phải lo hỏng hoặc phải thay thế. Thậm chí còn đem vận may đến và rất tốt cho sức khỏe của gia chủ. Tuy nhiên để tấm đá lát ngoài trời đảm bảo chất lượng, độ bền cao, độ mài mòn và độ bền uốn tốt thì khi sản xuất cũng nên tuân theo tiêu chuẩn.

Đá tự nhiên là sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng hiện nay. Ảnh minh họa

Hiện nay Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13945:2024 tấm đá tự nhiên lát ngoài trời nhằm đưa ra các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử tương ứng cho các loại tấm đá tự nhiên dùng lát ngoài trời và hoàn thiện lề đường.

Tiêu chuẩn này cũng hướng dẫn sử dụng lát ngoài trời bao gồm tất cả các loại mặt lát điển hình của công trình đường bộ, như khu vực cho người đi bộ, khu vực đường giao thông, các quảng trường và các khu vực tương tự sử dụng trong điều kiện ngoài trời chịu sự tác động của các yếu tố thời tiết, như thay đổi nhiệt độ, mưa, băng, gió, ...Tiêu chuẩn này cũng quy định về ghi nhãn cho sản phẩm tấm đá tự nhiên, các đặc tính quan trọng cho thương mại và không áp dụng các tấm đá tự nhiên lát sàn và cầu thang.

Quy định chung về tên gọi được công bố theo EN 12440 (bao gồm tên thương mại, họ thạch học, màu sắc đặc trưng và xuất xứ chính xác nhất có thể ví dụ tọa độ địa lý).

Nếu trong quá trình sản xuất tấm đá có sử dụng các phương pháp gia công làm thay đổi tính chất cơ lý của đá (ví dụ xử lý hóa học, vá, điền đầy các lỗ rỗng, khuyết tật, vết nứt tự nhiên), thì phải công bố phương pháp đã sử dụng. Ngoài ra, các mẫu để thử nghiệm phải là mẫu đại diện cho loại đá, loại sản phẩm và cách thức gia công.

Quy định chung về kích thước làm việc của tấm đá phải được công bố trừ khi chúng được sản xuất ở dạng chiều dài bất kỳ. Khi đó kích thước làm việc công bố sẽ bao gồm chiều rộng và chiều dày. Kích thước được đo theo EN 13373. Kích thước danh nghĩa của tấm đá được đo theo EN 13373:2003, sai lệch cho phép so với kích thước danh nghĩa công bố phải phù hợp với dung sai quy định. Chiều dày của tấm đá được đo theo EN 13373:2003, sai lệch cho phép so với chiều dày danh nghĩa công bố phải phù hợp với dung sai quy định. 

Khoảng cách giữa các mặt có thể được công bố trong khoảng nhỏ nhất đến lớn nhất của chiều dày danh nghĩa, ví dụ 30-60 film và dung sai công bố trên các giá trị giới hạn của khoảng này, áp dụng điển hình cho tấm đá chẻ. Độ đồng đều bề mặt của tấm đá chẻ, được đo theo EN 13373:2003, không được vượt quá 20mm so với chiều dày làm việc và không được nhỏ hơn chiều dày làm việc.

Mép cạnh được xem là vuông hoặc nhọn khi có độ vát với kích thước theo chiều ngang hoặc dọc không vượt quá 2mm theo quy định của nhà sản xuất. Đối với tấm đá có mép cạnh vát hoặc tròn, các kích thước phải được công bố, kích thước theo chiều ngang và dọc phải nằm trong khoảng ± 2mm so với kích thước đã công bố.

Các góc của tấm đá phải tuân theo dạng hình học đã thỏa thuận. Từng tấm có hình dạng đặc biệt hoặc bất kỳ thì phải kiểm tra phù hợp với hình dạng của một tấm mẫu cụ thể, dung sai cho phép tại bất kỳ điểm nào phải phù hợp.

Khi sử dụng tấm đá lát ở vùng có điều kiện khí hậu lạnh giá thì chỉ tiêu độ bền băng giá được xác định theo phương pháp thử trong EN 12371. Kết quả thử nghiệm là cường độ uốn trung bình trước và sau 56 chu kỳ đóng băng/tan băng (phương pháp công nghệ). Sự phá hủy đá tự nhiên do băng giá phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, vị trí sử dụng (quyết định độ bão hòa nước của viên đá), và tuổi thọ dự đoán của công trình, số chu kỳ thử này phù hợp với một dự án cụ thể và giúp định hướng lý giải các kết quả thử nghiệm. Việc lựa chọn đá phụ thuộc vào vùng khí hậu và/hoặc các quy phạm xây dựng

Trong vài điều kiện sử dụng đặc biệt như làm việc dưới -12°C , phương pháp thử có thể thay đổi như đóng băng trong nước, đóng băng ở nhiệt độ thấp hoặc bao phủ mẫu bằng hạt silic không lỗ xốp hoặc tăng chu kỳ thử...như thử nghiệm định danh quy định trong EN 12371.

Khi có yêu cầu, độ bền băng giá với sự ảnh hưởng của muối tan băng phải được xác định và công bố. Trong trường hợp không có phương pháp thử này, độ bền băng giá với sự ảnh hưởng của muối tan băng sẽ được xác định và công bố theo quy định quốc gia có hiệu lực tại nơi sử dụng của sản phẩm.

Yêu cầu về ghi nhãn và đóng gói tiêu chuẩn này cũng nêu rõ, phải có tối thiểu các thông tin: Tên gọi đá theo EN 12440; Số lượng và kích thước tấm đá. Các thông tin nên có khối lượng tấm đá; Kích thước và khối lượng đóng gói. Những thông tin này cần có trên nhãn dán, lô đóng gói và trên các hồ sơ đi kèm. Các thông tin nhận biết này có thể dùng để đặt hàng cho từng loại đá; trong trường hợp như vậy từng loại đá được ghi nhãn rõ ràng. 

Đá phải sạch trước khi đóng gói. Các bao gói phải vừa vặn, cứng, bền để đóng gói đá. Để ngăn ngừa sự di chuyển của đá trong khi vận chuyển và lưu kho, cần cố định từng tấm riêng biệt. Các bao gói phải có khối lượng và kích cỡ phù hợp để vận chuyển, ghi rõ đầu trên và đầu dưới.

Phải đảm bảo quá trình đóng gói không làm bám bẩn tấm đá. Không sử dụng bao bì vá băng dính gây vết bẩn trên tấm đá. Bề mặt đánh bóng cần được bảo vệ bằng phoi nhựa, không sử dụng sản phẩm có thành phần chứa chất ăn da.

TIN LIÊN QUAN