Tường barrette là kết cấu bê tông cốt thép toàn khối chịu lực, được thi công bằng cách đào đất tạo rãnh và đổ bê tông trong rãnh. Tường được thiết kế để bảo vệ các hố móng sâu khỏi sự sập đổ thành trong quá trình đào và tạo màn ngăn thấm nước và trong trường hợp kết hợp các chức năng của móng, chịu (tiếp nhận) tải trọng từ công trình. Theo đó để đảm bảo chất lượng cũng như an toàn khi thi công công trình xây dựng tường barrette nên đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14213-1: 2024 tường barrette- yêu cầu kỹ thuật thi công.
Tiêu chuẩn này do Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố đưa ra các yêu cầu cơ bản về thiết kế thi công tường barrette và kết cấu chống giữ của tường barrette. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc thiết kế công trình thủy lợi.
Về phân loại tường barrette, tiêu chuẩn này yêu cầu phải phân loại theo cách bố trí không gian, theo loại tải trọng tác dụng. Tường barrette được chia thành dạng tuyến, gấp khúc, kín.
Theo loại tải trọng tiếp nhận cách chịu tải trọng, tường barrette được chia thành: Chịu áp lực của đất, nước ngầm cũng như tải trọng thẳng đứng từ tòa nhà được thiết kế, tức là chúng là một phần của nền móng hoặc khung của tòa nhà, cũng như của công trình lân cận nằm trong vùng ảnh hưởng (nếu có); Không chịu lực đó là chỉ chịu áp lực của đất và nước ngầm.
Thi công và thiết kế tường barrette nên đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn.
Các loại kết cấu chống giữ cho tường barrette trong trường hợp biến dạng của tường barrette và các công trình xung quanh không thể chấp nhận được; Khả năng chống trượt của tường barrette hoặc nền của tường barrette không bảo đảm; Khả năng chống lật của tường barrette không bảo đảm; Độ bền lâu của tường barrette không đạt và sự gia cường tường barrette không phù hợp; Đối với tường barrette có hình dạng tròn, bán nguyệt trên mặt bằng được thi công với các đoạn riêng biệt hoặc các phần trên mặt bằng - về mặt kết cấu, với sai số trong việc thi công các phần hình vòm không thể tạo hiệu ứng vòm.
Yêu cầu khi thiết kế tường barrette, nên ưu tiên phương án công xôn (là những thanh (dầm, dàn,…) được kết cấu theo phương ngang) hoặc phương án có các tầng chống giữ tối thiểu. Bởi việc thi công kết cấu chống giữ sẽ làm tăng thời gian xây dựng và lắp đặt. Nếu cần thiết, việc xây dựng các kết cấu tiếp theo sẽ làm phức tạp thêm việc thi công các kết cấu này.
Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng cần được lập kế hoạch trên cơ sở các nhiệm vụ thiết kế, phù hợp với chương trình (đề cương) khảo sát được chuẩn bị và tính giai đoạn của công tác khảo sát.
Các nhiệm vụ thiết kế và chương trình khảo sát xây dựng để thiết kế và tính toán tường barrette cần được lập có xét đến cấp hậu quả và mức độ phức tạp của tổng thể công trình, cũng như mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng. Để có số liệu ban đầu để lập nhiệm vụ thiết kế và chương trình khảo sát xây dựng cần phải tiến hành khảo sát sơ bộ.
Khi thiết kế tường barrette cần xem xét các giải pháp bảo đảm độ tin cậy, độ bền lâu và kinh tế ở tất cả các giai đoạn xây dựng và sử dụng phù hợp với thời hạn làm việc của công trình; Bảo đảm nguyên vẹn và an toàn cho việc sử dụng các tòa nhà xung quanh; Không được phép vượt qua mức giới hạn cho phép tác hại đến tình trạng môi trường.
Khi lựa chọn các giải pháp thiết kế nên xem xét kinh nghiệm xây dựng tương tự, chủ yếu tại các khu vực lân cận. Khi thiết kế tường barrette không nên chỉ xét đến ảnh hưởng của chúng đối với các công trình và công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu, mà còn cả ảnh hưởng có thể có của các tòa nhà xung quanh và cơ sở hạ tầng đô thị tác động tới công trình được thiết kế.
Khi thiết kế tường barrette cần xem xét các tác động động từ giao thông trên và dưới mặt đất; Sự cần thiết tháo dỡ các công trình và nền móng cũ dưới lòng đất; Sự cần thiết sửa chữa, đưa ra và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm; Khả năng xảy ra rò rỉ do sự cố từ các công trình hạ tầng kỹ thuật chứa nước; Sự cần thiết thực hiện khảo sát khảo cổ; Sự cần thiết sửa chữa hoặc gia cường các tòa nhà xung quanh.
Khi thiết kế tường barrette cần phải xét đến cấp hậu quả và mức độ phức tạp của tổng thể công trình, cũng như mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng. Khi thiết kế tường barrette, phải tính đến tải trọng và tác động lên tường barrette, các ảnh hưởng phát sinh trong khi xây dựng và sử dụng tường barrette.
Trong hầu hết các trường hợp, hệ thống văng chống phải được thiết kế từ các thanh chống ngang hoặc xiên có hoặc không hệ giằng chống, nếu cần, nên bố trí các trụ đỡ thẳng đứng, các thanh giằng cứng.