Hiện nay, nuôi sá sùng (hay còn gọi là "nhân sâm biển") đang được triển khai tại một số địa phương ven biển Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên. Mô hình nuôi sá sùng mang lại giá trị kinh tế cao do nhu cầu thị trường lớn, đặc biệt trong lĩnh vực ẩm thực và y học cổ truyền. Đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và tạo sinh kế bền vững cho người dân ven biển.
Tuy nhiên một thực tế hiện này do nguồn giống chưa ổn định, chất lượng chưa đồng đều. Kỹ thuật nuôi và thu hoạch còn thủ công, tốn nhiều công lao động. Sá sùng nhạy cảm với môi trường, dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm và biến đổi khí hậu.
Dù việc nuôi sá sùng tại Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển, với nhiều mô hình thí điểm cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô và đảm bảo hiệu quả kinh tế, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình kỹ thuật và hỗ trợ người dân trong việc áp dụng công nghệ nuôi trồng hiện đại, đảm bảo nguồn giống chất lượng. Để làm được điều này quá trình chọn giống nên tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14145:2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
Mô hình nuôi sá sùng nên tuân theo các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn. Ảnh minh họa
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với sá sùng bao gồm sá sùng bố mẹ và sá sùng giống. Theo đó yêu cầu sá sùng bố mẹ để nuôi vỗ thành thục có nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định về ngoại hình phải có thân trụ tròn, dài.
Màu cơ thể sá sùng phải hồng tím hoặc hồng nhạt và luôn ở trạng thái vòi thò ra, thụt vào, phản ứng mạnh khi động vào. Tuổi không nhỏ hơn 1 năm. Khối lượng không nhỏ hơn 8g và phải khỏe mạnh, không bị tổn thương. Sá sùng bố mẹ tuyển chọn để cho đẻ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định. Mức độ thành thục sinh dục tinh màu trắn, khuếch tán nhanh trong nước, hạt trứng căng tròn, đều, rời nhau, có màu hồng tím. Tuổi, tính từ sau khi trứng nở từ 1 đến 29 ngày. Do sống ở đáy, ăn được mùn bã hữu cơ, một số tảo có trong nước. Màu sắc cơ thể phải trắng trong, luôn khỏe. Chiều dài không lớn hơn 0,5cm.
Đối với sá sùng giống cấp 2 phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định như ngoại hình trụ tròn, dài, giống cơ thể trưởng thành, có màu hồng nhạt hoặc nâu đỏ. Khi được thả vào chậu nước biển sạch hoạt động linh hoạt, có phản xạ co duỗi tốt, vòi thò ra thụt vào và phản ứng mạnh khi được động vào. Chiều dài từ 0,5 đến nhỏ hơn 1,5cm và khỏe mạnh bình thường.
Ngoài ra tiêu chuẩn này cũng hướng dẫn kiểm tra ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của sá sùng bằng cách quan sát hoạt động sá sùng trong chậu kết hợp quan sát trực tiếp từng cá thể trong điều kiện ánh sáng tự nhiên để đánh giá các chỉ tiêu về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của sá sùng bố mẹ theo quy định. Xác định tuổi và nguồn gốc sá sùng bố mẹ căn cứ vào hồ sơ, nhật ký của đàn sá sùng trong quá trình nuôi dưỡng.
Kiểm tra khối lượng từng cá thể bố mẹ được đặt vào cân để xác định khối lượng từ 30 đến 50 cá thể. Xác định khối lượng toàn bộ số sá sùng mẫu đã cân, đếm số con để tính khối lượng trung bình của cá thể. Khối lượng cá kiểm tra đảm bảo yêu cầu.
Kiểm tra tình trạng sức khoẻ nên đặt chậu có sá sùng mẫu ở vị trí đủ ánh sáng tự nhiên, quan sát trực tiếp bằng mắt hoặc dưới kính hiển vi để phát hiện những cá thể có dấu hiệu tổn thương, kết hợp đánh giá tình trạng sức khoẻ của sá sùng bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động...