Theo quy định của Luật CLSPHH, CLSPHH được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Quản lý CLSPHH là trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá (SPHH)Việt Nam. Quản lý nhà nước về CLSPHH là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi các quy định của pháp luật về CLSPHH. Hoạt động quản lý nhà nước về CLSPHH phải bảo đảm minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến CLSPHH, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Kiểm tra nhà nước về CLSPHH là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về CLSPHH. Hoạt động kiểm tra CLSPHH nhằm mục tiêu: Bảo vệ lợi ích nhà nước,lợi ích người tiêu dùng và cộng đồng. thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu thương mại, hội nhập khu vực và quốc tế. Luật CLSPHH quy định việc kiểm tra CLSPHH do cơ quan kiểm tra tiến hành.
Triển khai Luật CLSPHH, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tham mưu trình Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về CLSPHH:
- Nghị định số 132/ 2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật CLSPHH; Nghị định sô 74/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 132/ 2008/NĐ-CP; Nghị định 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ KH&CN và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;
- Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và CLSPHH nay là Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và CLSPHH; Quyết định 36/2010/QĐ-TTg ngày 15/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp kiểm tra CLSPHH.
Bộ KH&CN và các Bộ ngành liên quan đã ban hành nhiều Thông tư, quyết định liên quan đến quản lý CLSPHH:
- Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN ngày 20/3/2009 quy định Danh mục SPHH có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, nay là Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 về việc công bố Danh mục SPHH nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN.
- Các Thông tư ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 1:2015/BKHCN và Sửa đổi 1:2017 QCVN 1:2015/BKHCN về xăng nhiên liệu điezen và nhiên liệu sinh học; QCVN 8:2019/BKHCN về khí dầu mỏ hóa lỏng; QCVN 2:2008/BKHCN về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô xe máy ; QCVN 3:2019/BKHCN về an toàn ĐCTE; QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN về an toàn thiết bị điện , điện tử; QCVN 9:2012/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN về tương thích điện từ; QCVN 7:2019/BKHCN về thép cốt bê tông ; QCVN 14:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN về dầu nhờn động cơ; QCVN 19:2019/BKHCN về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED.
Các Nghị định, Thông tư quy định về quản lý tổ chức đánh giá sự phù hợp: Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 hướng dẫn yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN; Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. Các Thông tư quy định về công tác kiểm tra nhà nước CLSPHH trong sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường: Thông tư số 16/2012/TT BKHCN ngày 27 tháng 8 năm 2012 quy định về công tác kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất thuộc trách nhiệm của bộ KH&CN; Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN; Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/06/2017 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN; Thông tư số 16/2009/TT- BKHCN quy định công tác kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, nay là thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công tác kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28/9/2017sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN.
Các văn bản quy phạm pháp luật trên đây đã tạo thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về chất lượng cũng như công tác kiêm tra nhà nước về CLSPHH.
Tỷ lệ % cơ sở kiểm tra có vi phạm CLSPHH 2013-2019
Nhận xét đánh giá chung:
Hằng năm Bộ KH&CN đều tổng hợp kết quả kiểm tra CLSPHH từ các Bộ, ngành , địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Qua đó cho thấy hoạt động quản lý, kiểm tra CLSPHH những năm qua đã đạt được kết quả tích cực, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng hàng hóa, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cả nước. Các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389/TW, Ban Chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc tổ chức kiểm tra chất lượng hàng hóa, chống hàng giả và gian lận thương mại, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các Bộ, ngành thực hiện triển khai cơ chế một cửa quốc gia trong kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đã góp phần thúc đẩy công tác cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ.
Công tác quản lý, phối hợp kiểm tra CLSPHH giữa các Bộ, ngành được triển khai tốt, bài bản hơn. Qua công tác kiểm tra CLSPHH của các Bộ, ngành, địa phương cho thấy nhìn chung đại đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh đã nắm được các quy định của nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, CLSPHH và nhãn hàng hóa trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Nhiều SPHH sản xuất tại Việt Nam có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu khách hàng và mở rộng được thị trường, trong nước, quốc tế. Hàng hóa chính ngạch nhập khẩu qua kiểm tra chất lượng đa số đều đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu, một số lô hàng không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN, qua bảng tổng hợp trên cho thấy : Công tác kiểm tra CLSPHH ®ược tăng cường hằng năm cả về số cơ sở và số lô hàng được kiểm tra. Qua kiểm tra cho thấy tỷ lệ cơ sở vi phạm bình quân 14,4 % trên tổng số cơ sở được kiểm tra. Tình hình vi phạm nhìn chung có xu hướng giảm, tuy nhiên diễn biến phức tạp, biến động theo thị trường và cung cầu của từng loại hàng hóa.
Một số tồn tại :
- Cơ quan kiểm tra CLSPHH không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình thực thi công tác kiểm tra CLSPHH. Chưa có Thông tư hướng dẫn Nghị định 74/2018/NĐ CP nên việc triển khai thực hiện công tác quản lý chất lượng, kiểm tra CLSPHH, nhất là đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng biện pháp hậu kiểm gặp khó khăn, vướng mắc.
- Kinh phí được giao để thực hiện nhiệm vụ về công tác thanh tra, kiểm tra CLSPHH còn hạn hẹp so với khối lượng công việc thực tế cần triển khai, thiếu kinh phí mua mẫu, thử nghiệm chất lượng.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký hoặc được chỉ định còn hạn chế về nguồn lực (kinh phí, con người).
- Việc cắt giảm SPHH phải kiểm tra chất lượng trước thông quan khi nhập khẩu, chuyển sang hậu kiểm để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đã được các Bộ, ngành triển khai thực hiện. Tuy nhiên, việc tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát trên thị trường (hậu kiểm) gặp khó khăn do hạn chế về kinh phí, hạn chế tần xuất kiểm tra , thì sẽ có rủi ro khi doanh nghiệp cố tình nhập khẩu các hàng hóa không đảm bảo chất lượng, không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, gian lận về chất lượng, đưa ra thị trường và điều này sẽ ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng, người dân và môi trường của Việt Nam.
- Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng không có nguồn gốc, xuất xứ vẫn diễn biến phức tạp, một bộ phận cơ sở sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận, bất chấp pháp luật, sản xuất kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định pháp luật,…đã gây tác động xấu đến môi trường kinh doanh, quyền lợi và an toàn của người tiêu dùng.
Một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý , kiểm tra CLSPHH .
Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống v¨n b¶n quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước về CLSPHH. Sửa đổi bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính, theo đó bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho cơ quan kiểm tra CLSPHH; Ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 74/2018/NĐ-CP; Rà soát sửa đổi bố sung các thông tư quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, hàng hóa nhập khẩu... Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng từ xa đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, hàng hóa nhập khẩu, sản phẩm trong quá trình sản xuất. Trong đó chú trọng hoạt động khảo sát thường xuyên và kiểm tra đột xuất của các cơ quan kiểm tra.
- Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký hoặc được chỉ định, xử lý nghiêm các vi phạm.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa giữa cơ quan kiểm tra CLSPHH với cơ quan Thanh tra chuyên ngành, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an,…thực hiện tốt Quy chế phối hợp kiểm tra CLSPHH ban hành theo Quyết định 36/2010/QĐ-TTg ngày 15/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường năng lực cho hệ thống cơ quan kiểm tra thuộc Bộ KH&CN. Bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho cơ quan kiểm tra chất lượng của ngành KH&CN; Bổ sung và tăng cường nhân lực có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu công tác kiểm tra CLSPHH cho Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa,Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương. Đầu tư các trang thiết bị thử nghiệm nhanh, chính xác cho các cơ quan kiểm tra CLSPHH từ TW đến địa phương. Tăng cường kinh phí cho hoạt động kiêm tra của các cơ quan kiêm tra.Tăng cường về cơ sở hạ tầng thông tin, xây dựng website cảnh báo chất lượng, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý CLSPHH/
- T¨ng cêng ®µo t¹o, tËp huÊn vÒ chuyªn m«n, nghiÖp vô c«ng t¸c kiểm tra CLSPHH cho hệ thèng c¸c c¬ quan kiểm tra CLSP HH.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác quản lý CLSPHH về các nội dung: Trao đổi học tập kinh nghiệm về công tác kiểm tra CLSPHH các nước ; Tiếp nhận và xử lý các thông báo cảnh báo quốc tế về CLSPHH; Kiểm tra CLSPHH tại nước sản xuất ; Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết qủa đánh gia sự phù hợp./.