Loại củ là "thần dược" mùa thu: Ngăn cảm lạnh, cảm cúm, tiểu đường... nhưng người đau mắt đỏ phải tuyệt đối tránh

Hành tây được chứng minh là có chứa quercetin, không chỉ có tác dụng tốt với hô hấp, hành tây còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ.

Hành tây là một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn, được sử dụng trong các cách chế biến như nướng, luộc, xào, hoặc ăn sống... Mặc dù hành tây có nhiều loại với hình dạng và kích thước đa dạng, nhưng loại phổ biến thường có ruột màu trắng và vỏ màu vàng sậm.

Hành tây chứa rất ít calo, chỉ có khoảng 40 calo trong mỗi 100g hành tươi. Một củ hành tươi chứa khoảng 89% nước, 9% carbohydrates và 1,7% chất xơ, đồng thời cũng có ít protein và chất béo.

Hành tây chứa một lượng lớn các hợp chất như Allium và lưu huỳnh, có tác dụng tương tự như một loại thuốc kháng sinh và chất sát khuẩn. Ngoài ra, hành tây cũng là một nguồn giàu querectin - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp cơ thể chống lại tác động của các gốc tự do. Hành tây còn có nhiều lợi ích khác như giúp ổn định mức cholesterol, hỗ trợ trong việc điều trị viêm khớp, và có lợi cho bệnh nhân tiểu đường nhờ chứa nhiều flavonoid và lưu huỳnh.

Trong hành tây đỏ, có nhiều loại vitamin và khoáng chất như canxi, magiê, kali, folate, mangan, thiamin, vitamin C, K và B-6. Thường xuyên tiêu thụ loại củ này có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và có thể ngăn ngừa các bệnh mãn tính.

Đặc biệt, vào mùa lạnh, chất querectin trong hành tây cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và có khả năng chống lại cảm lạnh, cúm, viêm amidan, ho, hen suyễn và dị ứng một cách tự nhiên. Ngoài ra, hành tây cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, và chất xơ, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng theo quan điểm Đông y, đau mắt đỏ thường được cho là xuất phát từ tình trạng nhiệt độ trong cơ thể. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại gia vị cay nóng như hành tây, vì chúng có thể gây cảm giác nóng cho mắt hoặc làm tình trạng mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Điều này cần đặc biệt lưu ý cho những người đang mắc phải tình trạng đau mắt đỏ.

Lưu ý có 3 nhóm người cũng không nên sử dụng hành tây:

Người mắc bệnh thận: Hành tây chứa nhiều khoáng chất phốt pho, và việc tiêu thụ quá nhiều hành tây có thể gia tăng lượng phốt pho trong cơ thể, gây áp lực lên thận và có thể gây hại cho sức khỏe thận. Tuy nhiên, nếu người mắc bệnh thận ăn hành tây ở mức vừa phải và hành tây đã được nấu chín, hàm lượng khoáng chất đã giảm bớt, thì gánh nặng cho thận sẽ tương đối nhẹ và không gây hại nghiêm trọng.

Người đang bị sốt hoặc nóng trong: Hành tây có vị cay nồng và tính ấm, có thể gây nóng trong cơ thể. Điều này có thể gây khô da và làm tăng khí nhiệt trong cơ thể, đặc biệt đối với những người có cơ địa nóng hoặc đang trong tình trạng sốt.

Người mắc bệnh da liễu: Hành tây có vị cay nồng và khó chịu, có thể gây dị ứng da. Vì vậy, những người mắc bệnh da liễu nên hạn chế tiêu thụ hành tây. Thay vào đó, nên ăn các thực phẩm nhạt và dịu nhẹ hơn để tránh kích ứng da và làm tăng tình trạng viêm da.

Ngoài ra, cũng có những thực phẩn "đại kỵ" bạn không nên nấu cùng hành tây như tôm, cá, thịt cóc, mật ông và rong biển.

TIN LIÊN QUAN