Theo đó, đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là sự hội tụ của các công nghệ vận hành (Operation Technologies, OT) và công nghệ thông tin (Information Technologies, IT). Công nghệ thông tin và Công nghệ vận hành là hai công nghệ tốt nhất đang được triển khai trong các ngành công nghiệp.
Có nhiều điểm chung và riêng giữa cả hai công nghệ này trong hệ thống sản xuất của doanh nghiệp. Trong quá trình tiếp cận cách mạng Công nghiệp 4.0, sự hội tụ của các OT và IT đã giúp các ngành công nghiệp truyền thống “tiến xa hơn”, “thông minh hơn”, qua đó giúp doanh nghiệp thống nhất quản lý thông tin và quản lý quy trình. Nhờ công nghệ mà năng suất cũng được cải thiện cả về hiệu suất doanh nghiệp lẫn năng suất lao động.
Công nghệ sẽ là trụ cột của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đưa doanh nghiệp vững vàng tiến bước vào kỉ nguyên mới phát triển thịnh vượng.
Theo chuyên gia năng suất, công nghệ vận hành (OT) là quá trình áp dụng các công nghệ máy tính để theo dõi “trạng thái” thay đổi của hệ thống (như: hệ thống điều khiển nhà máy điện, hệ thống điều khiển đường sắt...). Ví dụ về công nghệ vận hành trong quản lý thông tin bao gồm: Bộ điều khiển logic lập trình (Programmable Logic Controller, PLC): là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình.
Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (Supervisory Control And Data Acquisition, SCADA) nhằm hỗ trợ con người trong quá trình giám sát và điều khiển từ xa.
Hệ thống điều khiển phân tán (Distributed Control System, DCS) là hệ thống điều khiển được tin học hóa đối với một quy trình có số lượng các vòng điều khiển lớn. Trong đó, các bộ điều khiển tự động được phân phối trên toàn hệ thống, được giám sát từ nhà điều hành trung tâm. DCS khác với các hệ thống sử dụng bộ điều khiển tập trung hoặc bộ điều khiển rời rạc đặt tại phòng điều khiển trung tâm. DCS giúp tăng độ tin cậy và giảm chi phí lắp đặt bằng cách “khoanh vùng” các chức năng điều khiển gần nhà máy xử lý với sự giám sát từ xa.
Hệ thống điều khiển số máy tính (Computer Numerical Control, CNC) là hệ thống điều khiển tự động bằng máy tính đối với các công cụ gia công (máy khoan, máy tiện…) và máy in 3D. Một máy CNC xử lý tự động vật liệu (kim loại, nhựa, gỗ, gốm hoặc composite) theo lập trình được mã hóa để đáp ứng các thông số kỹ thuật.
Với cuộc CMCN 4.0 thì công nghệ vận hành và công nghệ thông tin thúc đẩy tăng năng suất ở cả 2 yếu tố năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực.
Công nghệ thông tin (IT) là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ về công nghệ thông tin trong quản lý quy trình kinh doanh bao gồm: Quản lý vòng đời sản phẩm (Product Lifecycle Management, PLM) nhằm mục đích sử dụng hiệu quả thông tin sản phẩm có sẵn. Lý do là lượng thông tin về sản phẩm ngày càng tăng do sự phức tạp của các sản phẩm và các quá trình hợp tác trong suốt vòng đời sản phẩm. Các thông tin mới về sản phẩm liên tục được khám phá, bổ sung. Việc xử lý, lựa chọn các thông tin phù hợp về sản phẩm trở thành một khó khăn và thách thức của nhiều doanh nghiệp. Vì lượng thông tin của sản phẩm quá lớn, việc nghiên cứu về chất lượng thông tin để tìm ra những thông tin phù hợp với mục đích của doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) thực hiện việc tích hợp dữ liệu và quy trình của một tổ chức trong doanh nghiệp thành một hệ thống thống nhất. Một hệ thống ERP điển hình sẽ sử dụng các phần mềm và hệ thống phần cứng máy tính để đạt được sự tích hợp tốt nhất. Cấu phần quan trọng của hệ thống ERP là cơ sở dữ liệu thống nhất để lưu trữ dữ liệu cho các mô-đun hệ thống khác nhau.
Các giải pháp mã nguồn mở: là các giải pháp mang tính toàn diện, bao gồm và tích hợp các như quy trình trong doanh nghiệp: kế toán, nhân sự, bán hàng, quản lý quan hệ khách hàng, mua hàng, sản xuất, quản lý dịch vụ và dự án, marketing… Các giải pháp mã nguồn mở quản lý các module một cách linh hoạt. Các giải pháp mã nguồn mở hoạt động như một bộ nền tảng chuẩn giúp thay đổi theo nhu cầu của khách hàng mà không cần phải lập trình.
Công nghệ vận hành và công nghệ thông tin chính là hai kiềng của năng suất, là đòn bẩy để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong năng suất. Với cuộc CMCN 4.0 thì công nghệ vận hành và công nghệ thông tin thúc đẩy tăng năng suất ở cả 2 yếu tố năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Từ đó tạo dựng nên một môi trường năng suất mới cho doanh nghiệp.