Cảnh báo TPBVSK Bảo Nhãn Vương vi phạm pháp luật về quảng cáo

(CL&CS) - Cục An toàn Thực phẩm (ATTP) cảnh báo trên một số website đang có hành vi vi phạm quảng cáo đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Bảo Nhãn Vương do Công ty Cổ phần Thương mại Dược phẩm Merlin Pharma Việt Nam công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Cảnh báo thông tin quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Nhãn Vương trên một số website

Mới đây, trên Cổng thông tin điện tử vfa.gov.vn, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đã lên tiếng cảnh báo đến người tiêu dùng về một số website và đường link Facebook đang có hành vi vi phạm nội dung quảng cáo đối với Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Bảo Nhãn Vương.

Cụ thể, trên một số trang mạng xã hội và website:

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=115902131061653&id=111027418215791

https://giahanpharmacy.vn/san-pham/bao-nhan-vuong-ho-tro-dieu-tri-cac-benh-ve-mat.html

https://sieuthisongkhoe.com/san-pham/bao-nhan-vuong/

Cục ATTP khẳng định,  một số website này đăng nội dung quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe  Viên sủi KOWACHI vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo. 

Sản phẩm này do Công ty Cổ phần Liên doanh Dược mỹ phẩm Diamond Pháp (Địa chỉ: Khu Công nghiệp Đồng Văn 2, thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) sản xuất và Công ty Cổ phần Thương mại Dược phẩm Merlin Pharma Việt Nam (Địa chỉ: Thôn Đại Duy, xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/ và cổng công khai y tế tại địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/.

Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên một số website/đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm nêu trên vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.

Vừa qua, Bộ Y tế đã có văn bản gửi đến Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các bộ ban ngành khác về việc tăng cường quản lý, xử lý nghiêm hoạt động quảng cáo TPBVSK.

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu cần có biện pháp xử lý mạnh với các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, twitter,… các nền tảng quảng cáo trên google ads như: Youtube, coccoc, chrome... và yêu cầu thực hiện nghiêm túc pháp luật của Việt Nam về quảng cáo. Rà soát quản lý chặt điều kiện cho phép mở các trang website, tên miền hoạt động nhằm đảm bảo khi phát hiện sai phạm về quảng cáo cần kịp thời tạm đóng hoặc đóng vĩnh viễn tên miền vi phạm; tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.

Bộ Y tế đề nghị Bộ Công thương tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các công ty bán hàng đa cấp kinh doanh các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Có biện pháp giám sát các hoạt động đa cấp, đặc biệt là các buổi hội thảo phát triển thành viên của các công ty để tránh việc quảng cáo truyền miệng sai sự thật. Có biện pháp, chế tài xử lý mạnh các sàn giao dịch thương mại điện tử.

TIN LIÊN QUAN