Dữ liệu cũ
Thứ năm, 27/09/2018, 14:13 PM

ADB: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung làm tốc độ tăng trưởng châu Á chậm lại

(NTD) – Tăng trưởng của châu Á trong năm 2019 sẽ bị ảnh hưởng và chậm lại bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nói trong bản báo cáo công bố ngày 26/9 tại Manila, Philippines.

ADB4
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ làm GDP của Trung Quốc giảm 0,5 - 1% và của Hoa Kỳ giảm 0,2%. (Ảnh: AFP)

ADB cũng nói rằng khả năng lãi suất tại Hoa Kỳ gia tăng và tỷ suất ngoại hối bất ổn giữa đồng USD và nội tệ có thể khiến dòng tài chính nội địa đổ ra nước ngoài mạnh hơn.

Trong bản báo cáo Asian Development Outlook, ADB giữ dự báo tăng trưởng của châu Á ở mức 6% trong năm nay, nhưng cắt giảm mức dự báo trong năm 2019 còn 5,8% so với mức dự báo 5,9% công bố vào tháng 7/2018 khi các tranh cãi thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất gia tăng và tính thanh khoản toàn cầu kém đi. Các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á chiếm 45 trong 67 thành viên của ADB, vốn bao gồm một số nước ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Chiến tranh thương mại làm giảm GDP và thị trường tài chính trì trệ

ADB nói rằng các biện pháp bảo hộ sẽ giảm tổng sản lượng quốc nội (GDP) của Trung Quốc 0,5%, nhưng sẽ không ảnh hưởng các nước còn lại vào thời điểm này. “Tuy nhiên, bất cứ sự leo thang nào, như thuế suất 25% nào trong thương mại song phương Hoa Kỳ - Trung Quốc, sẽ gây nên hậu quả lớn hơn”, bản báo cáo viết.

Hệ quả là Trung Quốc có thể giảm 1% GDP trong khi Hoa Kỳ mất 0,2%. Các nền kinh tế châu Á cũng sẽ bị ảnh hưởng nhẹ khi các chuỗi cung ứng toàn cầu chạy chậm lại. Dự báo này đã không tính đến sự đình hoãn sản xuất và các dự án đầu tư bị hủy bỏ khi trào lưu di dời các cơ xưởng đến nơi có mức thuế nhẹ hơn gia tăng.

Căng thẳng gia tăng cũng làm thị trường tài chính trì trệ. Theo ADB, “Những trì trệ như thế có thể gây nguy hại khi mâu thuẫn kéo dài, gia tăng, hoặc lan sang các thị trường tài chính".

Dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay được giữ ở mức 6,6%, nhưng trong năm tới sẽ giảm 0,1% còn 6,3% trong bối cảnh nhu cầu sụt giảm và mối quan hệ với Hoa Kỳ rạn nứt. “Nhưng thay đổi trong nguồn cung cùng với chính sách tài chính và tiền tệ tốt sẽ bảo đảm tăng trưởng giữ đúng đà, không chệch hướng”, ADB phân tích.

Bên cạnh chiến tranh thương mại, các dấu hiệu phát triển nóng của nền kinh tế Hoa Kỳ có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang (FED) nâng lãi suất sớm hơn dự định, gây áp lực lên các dòng tài chính và các đồng tiền của châu Á. Các nước có mức nợ tư cao như Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan sẽ lộ ra những dấu hiệu bất ổn trên thị trường tài chính.

Các đồng tiền châu Á như peso của Philippines và rupiah của Indonesia đã giảm giá so với USD, gây lạm phát cao hơn ở hai nước này. Đề đối phó, ngân hàng trung ương ở các nước châu Á đã thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất.

“Các hành động như thế có thể làm giảm tăng trường kinh tế,” ADB nhận định.

Tỳ giá ngoại hối thay đổi nhanh ở khu vực bên ngoài cũng gây ảnh hưởng mạnh đến châu Á. Trong quý 2/2018, đồng peso của Argentina và đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ chịu áp lực mạnh, gây nên tình trạng bán đổ bán tháo đồng nội tệ và lan sang các đồng tiền châu Á như rupee và rupiah ...

“Trong khi các nền kinh tế khu vực phải co giãn để đối phó với ảnh hưởng bên ngoài, các nhà hoạch định chính sách phải cẩn trọng”, ADB phân tích.

ADB5
Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến đạt 6,9% trong năm 2018, giảm từ mức dự báo 7,1% đưa ra trong tháng 7/2018. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng GDP trong năm 2019 của Việt Nam và Đông Nam Á không thay đổi. (Graphic: ADB)

Đông Nam Á được lợi về trung hạn, nhưng tăng trưởng chậm lại

Ấn Độ - nền kinh tế lớn nhất của Nam Á, vẫn ổn định với tỷ lệ tăng trưởng 7,3% trong năm nay và 7,6% trong năm tới, bởi đã hồi phục sau những cú sốc về tiền tệ, thuế hàng hóa và dịch vụ đưa ra năm 2017. Tuy nhiên, những tác động bên ngoài cũng ảnh hưởng đền triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ.

Về trung hạn, sự đổi hướng trong hoạt động thương mại do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại có thể mang lại lợi ích cho Đông Nam Á, cũng như các nền kinh tế Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.

Dự báo tăng trưởng của Đông Nam Á trong năm nay giảm từ 5,2% còn 5,1%, bởi sáu trên 10 nền kinh tế trong khu vực sẽ tăng trưởng chậm hơn dự kiến. Sự thay đổi chính quyền ở Malaysia đã làm đầu tư nước ngoài giảm, trong khi xuất khẩu của Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam không tăng.

Riêng về tăng trưởng kinh tế Việt Nam, ADB dự báo năm nay giảm còn 6,9% so với dự báo 7,1% trước đó. Tốc độ tăng trưởng năm 2019 sẽ tương đương mức 6,8% của năm 2017.

Trong năm 2019, khu vực được dự báo tăng trưởng ở mức 5,2%, không thay đổi so với dự báo trước đó của ADB. Ngân hàng này nói xuất khẩu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy Đông Nam Á phát triển.

Ricky Hồ

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.