Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 11/09/2016, 11:50 AM

15 năm sau vụ 11/9 Al Qaeda tấn công Mỹ, cuộc chiến chống khủng bố vẫn tiếp tục

(NTD) - Vào ngày 11/9/2001, một loạt các vụ tấn công do nhóm khủng bố Al Qaeda thực hiện tại tòa nhà Trung tâm Thương mại thế giới (World Trade Center – WTC) và Lầu Năm Góc đã gây chấn động toàn thế giới. Sau vụ khủng bố đẫm máu này, Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới đã bị cuốn vào một cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, cho tới nay, vẫn chưa thu được thành quả mỹ mãn.

* 102 phút kinh hoàng:

Ngày 11/9/2001, 4 chiếc máy bay Boeing của Mỹ, với sức chứa gần 91.000 lít xăng cho động cơ phản lực của mỗi chiếc, đã bị khủng bố khống chế, biến chúng thành những quả bom lửa, chuyển hướng lao thẳng vào những mục tiêu được xem là trung tâm của nước Mỹ. Đó là: Washington - trung tâm chính trị; Lầu Năm góc - trung tâm quân sự; Tòa tháp đôi WTC ở New York - trung tâm kinh tế của nước Mỹ. Chỉ trong vòng 102 phút, cả hai tòa tháp của WTC đã bị sụp đổ hoàn toàn, cướp đi sinh mạng của 3.041 người (có 2.669 công dân Mỹ, 372 người nước ngoài, kể cả 19 tên không tặc, của gần 70 quốc gia).

15WTC1 Hai vụ Al Qaeda cướp máy bay cho đâm vào làm đổ sập tòa nhà Trung tâm Thương mại thế giới ở Manhattan, New York ngày 11/9/2001.

Theo CNN, ước tính 3,3 nghìn tỷ USD là thiệt hại mà nền kinh tế Mỹ phải gánh chịu, từ tiền bồi thường cho các nạn nhân, trả cho những người dọn dẹp, tài sản của các công ty và cá nhân bị cháy thành tro, thu nhập của các hãng hàng không Mỹ bị mất, chi phí cho việc xây dựng lại các tòa nhà và cơ sở hạ tầng ở thành phố, các công ty bảo hiểm cũng chịu thiệt hại... Riêng thành phố New York, con số thiệt hại từ 83-95 tỷ USD do nhiều việc làm bị mất đi và nhiều công ty chuyển trụ sở ra khỏi thành phố… Cho đến nay, còn có khoảng 2.000 người được chẩn đoán ung thư liên quan đến sự kiện này. Theo các bác sĩ, hiện vẫn có hơn 60.000 người đang phải tham gia một chương trình theo dõi sức khỏe. Sau 15 năm, tuy đã nỗ lực nhiều, nhưng chính quyền vẫn chưa thể nhận dạng hơn 1.000 nạn nhân trong vụ tấn công.

15 năm đã trôi qua, nước Mỹ vẫn đang loay hoay trong cuộc chiến chống khủng bố. Mỹ đã bị "sa lầy" nhiều năm ở chiến trường Iraq và Afghanistan, còn Trung Đông trở nên hỗn loạn hơn bao giờ hết. Tuy Mỹ và liên quân đã tiêu diệt được trùm khủng bố Bin Laden, làm suy yếu phần nào mạng lưới khủng bố quốc tế Al Qaeda, lật đổ chế độ Taliban…, nhưng thực tế Mỹ vẫn không thể tiêu diệt tận gốc những mối nguy này. Hiểm họa từ Taliban, Al Qaeda, các nhóm Hồi giáo cực đoan, nhóm “Con sói cô đơn”, Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng (tư tưởng cực đoan của IS còn lớn hơn nhiều) vẫn còn đó…


15WTC2

Tại một trường tiểu học, Chánh văn phòng Nhà Trắng  Andrew Card ghé tai thông báo với Tổng thống G. W. Bush: “Nước Mỹ đã bị tấn công”.

* Bản viết tay của Ari Fleisher về phản ứng của Bush:

“Chúng ta đang có chiến tranh”, đó là lời của Tổng thống Bush nói sau khi nghe thông tin về vụ khủng bố, theo một bản viết tay của Ari Fleisher, cựu thư ký báo chí Nhà Trắng. Vào thời điểm xảy ra thảm kịch, Bush viếng thăm và đang nói chuyện cùng các cháu học sinh tại trường tiểu học Emma E. Booker, bang Florida. Khá nhiều thông tin sau này đã hé lộ về khoảnh khắc ông Bush nhận tin báo và phản ứng. Tuy nhiên ngày 9/9/2016, cựu thư ký báo chí Nhà Trắng Ari Fleisher - người có mặt trong suốt hôm 11/9/2001 để chứng kiến khá trọn vẹn phản ứng của ông Bush, đã gửi những bản viết tay ghi lại sự kiện hôm đó cho Reuters và Yahoo News!. Bản viết tay này cũng là một bằng chứng sống động, cung cấp những góc nhìn, cảm nhận mới mẻ hơn về tình trạng của ông Bush vào những giờ khắc định mệnh ấy.

Trong 6 trang tốc ký, ông Fleisher ghi lại bản gốc nguyên văn những gì tổng thống Bush nói trên chuyên cơ Air Force One (Không lực Một):

- ... 8 giờ 46 sáng, Bush được thông báo về vụ WTC nổ lần 1, sau đó nổ tiếp lần 2 – cả hai đều trở thành đống đổ nát.

- 9 giờ 45, đang ở trên Air Force One, Bush tuyên bố với các lãnh đạo Quốc hội: “Chúng ta đang có chiến tranh”, sau đó tuyên bố bắn hạ bất cứ máy bay nào đang bị không tặc.

- 11 giờ 00, Bush quyết định đặt mức báo động quốc gia ở bậc 3.

- 12 giờ 05, Bush điện đàm với các chỉ huy quân sự.

- 12 giờ 25, Bush nói chuyện với Phó tổng thống Dick Cheney từ căn cứ không quân Barksdale, bang Louisiana: “Chúng ta sẽ bắt lũ khốn ấy”.

- 14 giờ 25, Vẫn đang ở trên Air Force One, Bush gọi Thị trưởng New York Rudy Giuliani và thống đống Bang New York George Pataki, hứa sẽ làm mọi thứ để giúp đỡ họ.

- 15 giờ 10, Air Force One đáp xuống căn cứ không quân Offutt gần Omaha bang Nebraska, Bush trao đổi ngắn với Hội đồng An ninh quốc gia.

- 15 giờ 45, Một tuyên bố về vụ khủng bố tấn công được đưa ra. Ngân hàng và Cục Dự trữ liên bang (FED) tái mở cửa.

- 16 giờ 15, Bush rời trung tâm chỉ huy ở Offutt.

- 16 giờ 30, Bush gọi cho đệ nhất phu nhân Laura Bush lần đầu tiên kể từ khi cuộc tấn công nổ ra, nói với vợ rằng ông đang trở về nhà. (Nguồn: Daily Mail).

15WTC3

Tại phòng bầu dục ở Nhà Trắng, ông Bush gọi điện thoại đến căn cứ không quân Barksdale chỉ đạo cách đối phó (đứng bên cạnh là cố vấn Karl Rove).

* Cuộc chiến chống khủng bố vẫn tiếp diễn:

Sau thảm kịch 11/9, Nhà Trắng đã công bố thủ phạm chính là Al Qaeda và Osama Bin Laden. Ngay lập tức, Tổng thống George Walker Bush đã phát động cuộc chiến chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu. Và thế giới đã chính thức thay đổi từ thời điểm đó. Hàng loạt quốc gia đã bị kéo theo guồng máy chiến tranh của Mỹ từ cuộc chiến chống khủng bố đầu tiên tại Afghanistan cho đến cuộc chiến tại Iraq. Đến nay, hàng nghìn tỷ USD đã được chi ra cho cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ phát động, và cũng đã có hàng trăm nghìn người thiệt mạng vì bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực. Nhưng kết quả là bạo lực vẫn lan rộng, và người dân thế giới vẫn đang cảm thấy không an toàn.

Khốn khó và đau thương không hề được xóa nhòa mặc dù đã 15 năm trôi qua. Nay trong cuộc hồi sinh từ đống đổ nát ở WTC ấy, dân Mỹ vẫn cùng với chính phủ của Tổng thống Barack Obama, mặc dù không dễ, nhưng quyết tâm đánh khủng bố để bảo vệ cuộc sống bình yên.

                                                                           LÊ MIÊN TƯỜNG

(Theo CNN, 9/2016)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.