Dữ liệu cũ
Thứ ba, 24/12/2019, 12:47 PM

Yêu cầu của người tiêu dùng và mệnh lệnh Thủ tướng

(NTD) - Thủ tướng vừa yêu cầu xử lý việc phao tin đồn nhảm chuyện thiếu thịt heo, cần thiết nhập thêm để giảm giá xuống, khẳng định giá heo đang giảm và "ông nào ghìm giá, không chịu xuất heo phải bị xử lý". Còn người tiêu dùng thì cảnh báo khi giá xuống đừng kêu gọi giải cứu.

Số liệu của Bộ NN và PTNN cho biết tuy thiệt hại hơn 342.000 tấn thịt heo nhưng các sản phẩm chăn nuôi khác đều tăng mạnh như thịt gia cầm đạt 1,3 triệu tấn, tăng 15% (tăng 145.000 tấn), trứng gia cầm tăng 12% (tăng 1,4 tỉ quả), gia súc lớn tăng 4,2%... Hiện cả nước vẫn đang còn 25 triệu con heo, đủ cung ứng cho cả nước và đang sẵn sàng nhập 7.000 tấn thịt heo nữa. Như vậy tình trạng khan hiếm và làm giá thịt heo chủ yếu do nhà cung cấp chờ giá lên cao dịp sắp Tết mới bung hàng.

Bộ trưởng Bộ NN và PTNN khuyến cáo: “Chúng tôi khuyên các doanh nghiệp nên tuân thủ đúng quy luật thị trường và chúng tôi đã coi là "hạt nhân" thì phải gương mẫu làm chủ dẫn dắt không chỉ về các sản phẩm dịch vụ mà kể cả về giá đảm bảo đúng quy luật thị trường có lợi nhưng hợp lý. Đừng đưa lên cái giá quá mức là "gậy ông đập lưng ông". Nếu như cao quá, người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm khác, cao quá các hàng hóa nơi khác tràn về thì anh đánh mất thị trường ngay chính trên sân nhà”.

Có lẽ đó không chỉ là mệnh lệnh hay khuyến cáo của người điều hành Chính phủ, quản lý ngành mà còn là đòi hỏi của người tiêu dùng. Không thể chấp nhận khi giá quá thấp họ đã thông cảm, chung tay giúp đỡ, giải cứu cho người nuôi, nhà cung cấp bớt thiệt hại mà nay lại quay ra “bắt chẹt” hay găm hàng, làm giá móc túi người tiêu dùng. Cả về đạo đức kinh doanh lẫn quy luật thị trường đều không cho phép mốt số doanh nghiệp làm điều đó.

Nếu găm hàng và làm giá, trước mắt người nuôi và thương gia, nhà phân phối có thể được lợi nhưng về lâu dài sẽ hại cho họ khi người tiêu dùng quay lưng và tập thói quen bớt dùng thịt heo. Chưa kể tâm lý không muốn bị lợi dụng khi giá xuống thì kêu gọi cứu giúp, khi giá lên lại “trở mặt”.

Bất kể loại hàng hóa nào, dù thiết yếu hay quen thuộc đến đâu cũng không phải là mặt hàng không thể thay thế. Thực tế thị trường cho thấy nhiều doanh nghiệp, không ít mặt hàng từ chỗ không có hàng để bán nhưng chỉ thời gian sau phải mời chào khách hàng từng chút chỉ vì hám lợi và bỏ bê, coi thường người tiêu dùng.

Phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp hôm qua (23/12), Thủ tướng khẳng định: “Mình chưa thiếu thịt heo đâu. Tôi xin khẳng định lại với tất cả quý vị như vậy để chúng ta đưa ra thị trường một tín hiệu rằng chúng ta đủ cung ứng thịt heo cho cả nước này với 25 triệu con và sẵn sàng nhập thêm vài ngàn tấn nữa. Lạm phát tâm lý rất quan trọng”.

Có lẽ “mệnh lệnh” của Thủ tướng và yêu cầu của người tiêu dùng sẽ là những đòi hỏi để giá cả loại thịt hay dùng nhất này phải trở về đúng giá trị thật của nó.

Phan Nguyễn 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.