Xung quanh việc đeo khẩu trang có thực sự giảm lây virus SARS CoV-2?
(CL&CS) - Khẩu trang là một biểu tượng của thời đại dịch COVID-19, một phép ẩn dụ trực quan đại diện cho kẻ thù siêu nhỏ, vô hình có thể đang ẩn nấp ở bất kỳ ngóc ngách nào. Bài viết của Richard Gray thuộc BBC Future trong bối cảnh tính đến 6h40 ngày 5/6, toàn cầu có 6.681.395 nhiễm virus SARS CoV-2, 391.990 ca tử vong.
Một số người lấy khăn quàng cổ quấn quanh mặt, trong khi những người khác tự biến tấu với một chiếc áo phông kéo lên che miệng. Những khẩu trang sáng tạo hơn có chỗ mắc nhiều thứ sặc sỡ tự làm xung quanh lỗ tai, trong khi một số ít may mắn đeo khẩu trang phẫu thuật đặc trưng hoặc, hiếm hơn nữa, khẩu trang N95 của Mỹ.
Tranh cãi về khẩu trang và cách virus lây lan
Trong khi một vài tháng trước, bất cứ ai đeo khẩu trang nơi công cộng có thể sẽ thu hút những cái nhìn chằm chặp ở nhiều quốc gia không quen với việc này, thì giờ đây khẩu trang là lời nhắc nhở về thời kỳ kỳ lạ mà chúng ta đang sống.
Và khi các chính phủ trên thế giới bắt đầu nới lỏng phong tỏa để cho phép người dân hòa nhập trở lại vào xã hội, ngày càng có nhiều người đeo khẩu trang khi ra ngoài. Nhưng vẫn còn tranh cãi liệu có nên khuyến khích công chúng đeo khẩu trang hay không.
Trong những ngày đầu đại dịch, nhiều chính phủ cảnh báo công chúng không nên đeo khẩu trang vì sợ nhu cầu tăng vọt sẽ khiến nhân viên y tế tuyến đầu thiếu hụt trang thiết bị thiết yếu và điều đó có thể ru ngủ người dân vào cảm giác an toàn giả tạo.
Các nước khác như Czech, Slovakia, Áo, Marocco, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức đều bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng.
Có khả năng những nơi khác sẽ làm theo những nước này khi họ nới lỏng các hạn chế. Nhưng liệu khẩu trang có thực sự tạo ra khác biệt trong trận chiến với COVID-19?
Để hiểu tại sao khẩu trang có hiệu quả, điều quan trọng là phải xem xét cách thức virus gây bệnh Covid-19 lây lan ngay từ gốc. Một khi xâm nhập vào ai đó, virus Sars-CoV-2 gây ra bệnh Covid-19 chiếm quyền điều khiển các tế bào để nhân lên.
Khi chúng nhân lên, những virus mới này sau đó bung ra khỏi tế bào và nằm lơ lửng trong chất dịch cơ thể ở trong phổi, miệng và mũi.
Khi một người nhiễm bệnh ho ra, họ có thể bắn ra cơn mưa những giọt rớt nhỏ li ti - vốn được gọi là khí dung - chứa đầy virus vào không khí. Chỉ một cái ho có thể tạo ra tới 3.000 giọt bắn.
Có những lo ngại virus cũng có thể lây lan chỉ bằng cách nói chuyện. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chúng ta xả vào không trung hàng ngàn giọt bắn mà mắt thường không nhìn thấy được chỉ bằng cách thốt ra những câu: 'stay healthy' (giữ gìn sức khỏe).
Một khi bay ra khỏi miệng chúng ta, nhiều giọt bắn lớn sẽ nhanh chóng rơi xuống các bề mặt gần đó trong khi những giọt nhỏ hơn vẫn lơ lửng trong không khí hàng giờ và sẽ có người hít vào.
Mặc dù những giọt bắn có chứa đầy virus này hoạt động như thế nào trong phòng có điều hòa cũng như ngoài trời vẫn chưa được hiểu kỹ càng, nhưng chúng được cho là sẽ rớt xuống các bề mặt nhanh hơn trong môi trường không khí bị xáo động.
Cũng có một số báo cáo cho rằng virus có thể lây lan qua hệ thống thông gió trong các tòa nhà.
Theo một nghiên cứu của nhà virus học Neeltje van Doremalen và các đồng nghiệp của bà tại Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ ở Hamilton, bang Montana, virus Sars CoV-2 được tìm thấy sống sót trong những giọt bắn khí dung này trong ít nhất ba tiếng đồng hồ.
Nhưng một nghiên cứu mới đây hơn và vẫn chưa được công bố đã phát hiện ra rằng virus Sars CoV-2 vẫn có khả năng lây nhiễm trong hơn 16 tiếng khi lơ lửng trong các giọt bắn khí dung.
Các nhà nghiên cứu cùng nhau cho rằng trong điều kiện thích hợp, virus có thể lảng vảng trong không khí trong nhiều giờ và vẫn lây nhiễm cho con người nếu hít vào. Và trong môi trường trong nhà, chúng dường như đặc biệt dễ lây lan qua không khí.
Một phân tích chưa được công bố về 318 ổ dịch COVID-19 ở Trung Quốc cho thấy nó lây lan thường xuyên nhất trong môi trường trong nhà, đặc biệt là trong nhà của người dân, và trên các phương tiện giao thông công cộng, trong nhà hàng, rạp chiếu bóng và cửa hàng.
Chất liệu di truyền của Sars CoV-2 cũng đã được phát hiện trong không khí trong nhà vệ sinh và các căn phòng mà người nhiễm sử dụng qua.
Một nghiên cứu về một chùm các ca nhiễm ở một nhà hàng ở Quảng Châu (Trung Quốc) cho thấy trong những không gian được thông khí kém, virus có thể lây sang những người ngồi gần nhau thông qua các giọt bắn khí dung.
Đeo khẩu trang có ngăn virus SARS CoV-2 xâm nhập không?
Vậy thì, nếu như khẩu trang có thể giúp ngăn người có virus SARS CoV-2 lây cho người khác, thì liệu nó cũng có thể giúp cho người không bị nhiễm không hít vào virus hay không?
Chắc chắn khả năng lọc các hạt trong không khí của khẩu trang chuyên dụng, dùng một lần như khẩu trang N95 và khẩu trang phòng độc FFP-2 tương đương ở châu Âu là rất cao.
Chúng được thiết kế để lọc thụ động các hạt trong không khí tương ứng là 95% và 94% - tới các hạt có kích thước nhỏ đến 0,3 micro mét - khi người đeo hít thở.
Tuy nhiên, hiệu suất của các loại khẩu trang này trong việc ngăn chặn virus xâm nhập vào cơ thể lại không rõ ràng. Một số virus có thể nhỏ tới 0,01 micromet, trong khi các nhà nghiên cứu đã cho biết virus SARS CoV-2 có kích thước 0,07-0,09 micromet.
Mặt khác, các virus hô hấp có xu hướng lơ lửng trong các giọt bắn khí dung, có thể có kích thước từ 0,1 cho đến 900 micromet, do đó, chặn những virus này thường quan trọng hơn.
Loại công hiệu nhất dùng nhiều lớp vải, mặc dù vẫn không công hiệu bằng khẩu trang N95 và khẩu trang phẫu thuật. Tuy nhiên, thêm một lớp nylon ở trên để cho khẩu trang bám lên mặt làm tăng hiệu quả đến mức mà một số khẩu trang tự chế có thể ngăn được 80% các hạt.
Một số nghiên cứu trước đây đã cho rằng các vi trùng nhỏ hơn chúng ta nghĩ có thể lọt qua bộ lọc của khẩu trang N95, nhưng chúng đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn chặn virus cúm.
Có một số nghiên cứu cho thấy những khẩu trang này có tác dụng trong việc bảo vệ mọi người trước dịch COVID-19.
Một phân tích trên các nhân viên y tế ở Trung Quốc cho thấy những người đeo khẩu trang N95 không bị nhiễm virus, mặc dù họ chăm sóc cho những bệnh nhân cực kỳ dễ lây.
Điều quan ngại là, nếu công chúng mua tất cả nguồn khẩu trang vốn đã bị thiếu hụt này, nó sẽ khiến những nhân viên y tế thiết yếu, những người có khả năng nhất bị phơi nhiễm, không được bảo vệ và dễ bị tổn thương.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi công chúng không nên đeo khẩu trang để đảm bảo nguồn cung cho nhân viên y tế, và đây cũng là nguyên do tại sao nhiều chính phủ trên thế giới miễn cưỡng không muốn khuyến khích công chúng đeo khẩu trang.
Nhiều người Mỹ nhiễm virus vì không đủ khẩu trang?
Một vấn đề khác của việc yêu cầu công chúng đeo khẩu trang là cần phải hướng dẫn cách đeo cho đúng. Nếu khẩu trang không được đeo đúng cách, chỗ khép quanh miệng và mũi vẫn có thể để cho virus lách vào ở mé bên. Râu ria cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của khẩu trang vì nó làm cho khẩu trang không khép chặt lại.
Giống như N95 dùng một lần và khẩu trang phẫu thuật, các loại khẩu trang tự chế như thế này thực sự chỉ tốt cho một lần sử dụng và sau đó chúng cần được khử trùng nếu muốn phát huy tối đa tiềm năng.
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo nên thường xuyên giặt khẩu trang tự chế. Nước nóng thôi có thể là không đủ - một nghiên cứu gần đây cho thấy Sars CoV-2 có thể tồn tại ở nhiệt độ ít nhất là 60 độ C. May mắn là lớp màng nhầy bao quanh virus có thể được kéo vỡ bằng xà phòng và bột giặt.
Nhưng Mueller cảnh báo rằng tất cả các lựa chọn thay thế này không thể được xem có thể thay thế cho khẩu trang N95.
Các thử nghiệm trên khẩu trang tự chế cho thấy chúng có thể làm giảm đáng kể sự lây lan của các virus khác như cúm. Chúng cũng có thể giúp giảm sự phát tán của virus lên các bề mặt gần đó khi mọi người ho.
Giả sử có đủ số người đeo khẩu trang khi đi ra ngoài nơi công cộng, việc này có thể có tác động rất lớn đến việc virus bắt đầu lây lan trở lại nhanh như thế nào, nhất là khi kết hợp với các biện pháp khác như giãn cách xã hội và rửa tay.
Một nghiên cứu chưa được công bố của các nhà khoa học tại Đại học bang Arizona cho thấy nếu 80% người dân chỉ đeo khẩu trang có hiệu quả vừa phải, số người chết ở New York có thể giảm 17-45% trong khoảng thời gian hai tháng.
Ngay cả đeo loại khẩu trang chỉ có hiệu quả 20% cũng có thể giảm tỷ lệ tử vong 24-65% ở Washington và 2-9% ở New York, nếu có đủ người đeo.
Tường Quyên
(Theo BBC News - Ảnh: Getty)
Bình luận
Nổi bật
Khởi động chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết'
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58
(CL&CS)- Ngày 21/11, tại Hà Nội, chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” chính thức được phát động.
Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí, nguy hại sức khỏe người dân
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58
(CL&CS) - Chất lượng không khí (AQI) Hà Nội thời gian gần đây luôn ở mức cảnh báo đỏ, chỉ số bụi mịn PM 2.5 vượt ngưỡng cho phép, điều này cho thấy hiện trạng ô nhiễm ở Hà Nội rất báo động
Viết về thầy cô và mái trường: Chất lượng các bài dự thi có sự thay đổi rõ rệt, nhiều bài viết tâm huyết, để lại cảm xúc sâu sắc
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57
(CL&CS) - Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.