Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp trong EVFTA
(CL&CS) - Việ̣c Nghị̣ việ̣n châu Âu (EP) bỏ̉ phiếu thông qua Hiệ̣p đị̣nh thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu (EU) và̀ Việ̣t Nam (EVFTA) chiề̀u ngà̀y 12/2/2020 và̀ Quố́c hội nướ́c CHXHCN Việ̣t Nam đã biểu quyết thông qua Nghị̣ quyết phê chuẩn Hiệ̣p đị̣nh thương mại tự do giữa Việ̣t Nam và̀ EU sáng ngà̀y 8/6/2020 là̀ sự kiệ̣n đánh dấu một mố́c mớ́i trên chặng đườ̀ng gầ̀n 30 năm hợp tác và̀ phát triển giữa Việ̣t Nam và̀ EU.
Việc phê chuẩn EVFTA là phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước. Hiệp định hướng tớimột thị trường tiềm năng lớn nhất, với 27 quốc gia thành viên của EU, trong đó có nhiều quốc gia thuộc nhóm đứng đầu thế giới về thương mại, đầu tư. Việc phê chuẩn EVFTA sẽ đem lại cho nước ta nhiều lợi ích, thúc đẩy gia tăng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và có tính bổ trợ lẫn nhau, tăng quy mô xuất khẩu một số ngành hàng thế mạnh của Việt Nam, nhất là các mặt hàng nông sản, thủy sản, may mặc. Doanh nghiệp và người Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp cận với máy móc, thiết bị hiện đại, hàng hóa tiêu dùng chất lượng cao với giá cả phù hợp. Đây cũng là cơ hội thúc đẩy nước ta tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiện đại, tăng năng lực cạnh tranh. Đây cũng là cơ hội để chúng ta rà soát, tiếp tục hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn.
Với nhiều nội dung đáng chú ý được quy định, EVFTA được đánh giá là Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
EVFTA đề cập đến nhiều nội dung, trong đó có Chương 5 về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) liên quan trực tiếp đến hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hoạt động đánh giá sự phù hợp.
Các mục tiêu của EVFTA là tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU. Mục tiêu của Chương 5 là tạo thuận lợi và tăng cường thương mại hàng hóa song phương bằng cách ngăn ngừa, xác định và loại bỏ những rào cản không cần thiết đối với thương mại theo Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (Hiệp định WTO/TBT) và tăng cường hợp tác song phương giữa Việt Nam và EU. Đồng thời xây dựng và nâng cao năng lực kỹ thuật cũng như hạ tầng thể chế liên quan tới các vấn đề về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
Việt Nam và EU khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình thực hiện Hiệp định WTO/TBT, đã tích hợp và coi Hiệp định WTO/TBT là một phần của EVFTA cùng với những sửa đổi phù hợp. Sau đây xin điểm lại nội dung và các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định WTO/TBT và những nội dung bổ sung nêu trong EVFTA.
Hiệp định WTO/TBT đưa ra các quy định về công bố/ ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp cho các thành viên WTO, với mong muốn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bao gồm cả các yêu cầu về bao gói, ký hiệu, ghi nhãn, v.v... không tạo ra các cản trở không cần thiết đối với thương mại quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định WTO/TBT là:
Không tạo ra trở ngại thương mại không cần thiết: Khi ban hành/ công bố quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp, các thành viên WTO phải xem xét mục tiêu hợp lý, mà không được tạo ra cản trở đối với thương mại
- Không phân biệt đối xử: Các thành viên WTO phải đảm bảo rằng, theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp, các sản phẩm nhập khẩu từ một lãnh thổ của bất cứ thành viên nào đều phải được đối xử không kém thuận lợi hơn cách đối xử được áp dụng cho các sản phẩm nội địa tương tự và cho các sản phẩm tương tự xuất xứ từ bất cứ nước nào khác.
- Hài hòa: Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp của các Thành viên WTO cần hài hòa/ tương đương với các tiêu chuẩn, hướng dẫn quốc tế, ngoại trừ khi các tiêu chuẩn, hướng dẫn quốc tế hoặc các phần có liên quan của chúng không không thích hợp để thực hiện các mục tiêu hợp pháp mà thành viên đang theo đuổi, ví như do các yếu tố khí hậu hoặc địa lý cơ bản hoặc các khó khăn công nghệ.
- Tương đương: Các Thành viên WTO phải xem xét và chấp nhận các quy chuẩn kỹ thuật của các Thành viên WTO khác là tương đương với quy chuẩn kỹ thuật của mình, cho dù các quy chuẩn kỹ thuật này khác với quy chuẩn kỹ thuật của mình, miễn là chúng thực hiện mục tiêu tương tự như mục đích đề ra đối với quy chuẩn của chính mình.
- Thừa nhận lẫn nhau: Hiệp định WTO/TBT khuyến khích các nước Thành viên WTO tiến hành đàm phán để ký kết các Hiệp định thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp của nhau.
- Minh bạch: Minh bạch là một trong các nguyên tắc nền tảng của WTO và đặc biệt được coi trọng. Nguyên tắc minh bạch giúp cho các tổ chức, cá nhân của các Thành viên khác biết trước được những thay đổi dự kiến xảy ra đối với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp để chuẩn bị đáp ứng, nếu các thay đổi đó là hợp lý và hợp pháp; và góp ý kiến, đề nghị xem xét điều chỉnh để chúng không cản trở thương mại, nếu chúng vi phạm các nguyên tắc của Hiệp định WTO/TBT. Để thực hiện nghĩa vụ minh bạch, Hiệp định WTO/TBT yêu cầu các Thành viên thông báo các dự thảo quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp. Việc thông báo này mang tính cảnh báo sớm và phải thực hiện khi dự thảo của các văn bản này được xây dựng mà không có tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị quốc tế tương ứng hoặc không phù hợp với các tiêu chuẩn, hướng dẫn quốc tế hiện có; và nếu dự thảo quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp đó có ảnh hưởng đối với thương mại của Thành viên khác.
EVFTA (Chương 5) quy định các điều khoản áp dụng đối với việc xây dựng, công bố/ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp, mà có thể ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU. Hiệp định khẳng định Việt Nam và EU có quyền xây dựng, công bố/ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, các quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp, nhưng phải phù hợp với các điều khoản theo Hiệp định WTO/TBT và EVFTA/Chương 5.
Về Quy chuẩn kỹ thuật, Việt Nam và EU thống nhất vận dụng tối đa thực hành quản lý tôt được quy định trong Hiệp định WTO/TBT và trong EVFTA/Chương 5. Cụ thể các nội dung Việt Nam và EU cần thực hiện như sau:
- Sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, cụ thể là những tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO), Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), Ủy ban viễn thông quốc tế (ITU), Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm Codex (CAC), làm cơ sở để xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp những tiêu chuẩn quốc tế đó không hiệu quả hoặc không phù hợp để thực hiện các mục tiêu hợp pháp mà một bên theo đuổi. Trong trường hợp, nếu không sử dụng tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, thì cần phải chỉ rõ những điều chỉnh cơ bản so với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan và phải giải thích lý do tại sao các tiêu chuẩn đó lại được xem là không phù hợp hoặc không hiệu quả với mục đích đang theo đuổi, khi có yêu cầu;
- Rà soát các quy chuẩn kỹ thuật với quan điểm tăng cường sự phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan. Trong quá trình thực hiện rà soát, Việt Nam và EU phải xem xét các điểm mới trong các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan và xem xét liệu có tiếp tục nảy sinh sự không tương thích với tiêu chuẩn chuẩn quốc
tế liên quan hay không;
- Quy định quy chuẩn kỹ thuật dựa trên tính năng sử dụng/vận hành của sản phẩm thay vì dựa trên đặc tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết.
Ngoài ra, phù hợp với Hiệp định WTO/TBT, Việt Nam và EU phải tích cực xem xét khả năng chấp nhận quy chuẩn kỹ thuật tương đương của nhau, kể cả khi những quy chuẩn kỹ thuật này khác nhau, miễn là các quy chuẩn kỹ thuật đó đáp ứng đầy đủ những mục tiêu của nhau. Khi một bên xây dựng quy chuẩn kỹ thuật mà được coi là tương đương với quy chuẩn kỹ thuật của bên kia do tương thích về phạm vi áp dụng và mục tiêu có thể gửi yêu cầu bằng văn bản cho bên kia về việc thừa nhận quy chuẩn kỹ thuật đó là tương đương. Yêu cầu này phải được thực hiện bằng văn bản và nêu ra các lý do chi tiết tại sao quy chuẩn kỹ thuật phải được xem là tương đương, bao gồm các lý do liên quan đến phạm vi áp dụng. Nếu bên kia không đồng ý các quy chuẩn kỹ thuật là tương đương thì phải nêu rõ lý do về quyết định của mình. Hiệp định còn khuyến khích đánh giá tác động dự thảo quy chuẩn kỹ thuật bằng các phương thức đánh giá tác động chế tài được khuyến nghị bởi Ủy ban về hàng rào kỹ thuật trong thương mại thành lập theo Hiệp định WTO/TBT;
Về Tiêu chuẩn, Việt Nam và EU thừa nhận rằng các tiêu chuẩn là tự nguyện áp dụng. Khi một bên yêu cầu các tiêu chuẩn bắt buộc, thông qua việc tích hợp hoặc dẫn chiếu trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp, thì phải minh bạch hoá. Việt Nam và EU khẳng định nghĩa vụ của mình theo Hiệp định WTO/TBT để đảm bảo rằng các cơ quan tiêu chuẩn hoá của mình chấp nhận và tuân thủ Quy chế Thực hành tốt trong việc xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn tại Hiệp định WTO/ TBT. Với mục tiêu hài hòa tiêu chuẩn nhiều nhất có thể, Việt Nam và EU khuyến khích các cơ quan tiêu chuẩn hoá của mình, cũng như các cơ quan tiêu chuẩn hoá khu vực mà mỗi bên hoặc các cơ quan tiêu chuẩn hoá của mỗi bên là thành viên: tham gia trong phạm vi nguồn lực của mình, vào việc xây dựng tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế có liên quan; sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan làm cơ sở cho các tiêu chuẩn đang được xây dựng, trừ trường hợp các tiêu chuẩn quốc tế này không hiệu quả hoặc không còn phù hợp với mục tiêu pháp lý của mình, ví dụ do mức độ bảo vệ chưa đủ hoặc vì yếu tố khí hậu hoặc địa lý, hoặc các vấn đề công nghệ quan trọng; tránh trùng lặp, hoặc chồng chéo với công việc của tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế; thường xuyên rà soát các tiêu chuẩn quốc gia và khu vực chưa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan với mục tiêu tăng cường hài hoà với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan; và hợp tác với các cơ quan tiêu chuẩn hoá liên quan của hai bên trong các hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế. Hiệp định đề cập đến việc hai bên cần trao đổi thông tin về việc sử dụng các tiêu chuẩn trong việc hỗ trợ quy chuẩn kỹ thuật; quy trình tiêu chuẩn hóa và mức độ sử dụng tiêu chuẩn quốc tế hoặc khu vực làm cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia và các hiệp định hợp tác vê tiêu chuẩn hoá được thực hiện.
Về Quy trình đánh giá sự phù hợp: Đối với quy trình đánh giá sự phù hợp bắt buộc, Việt Nam và EU phải thực thi một cách phù hợp, nhằm tránh những trở ngại không cần thiết đối với thương mại và đảm bảo tính minh bạch và không phân biệt đối xử. Để phù hợp với Hiệp định WTO/TBT, khi bên nhập khẩu yêu cầu sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng của mình, thì quy trình đánh giá sự phù hợp không được chặt chẽ hơn hoặc được áp dụng chặt chẽ hơn mức cần thiết, có tính đến các rủi ro mà sự không sự phù hợp có thể tạo ra. Việt Nam và EU thừa nhận rằng hiện tại có nhiều cơ chế tạo thuận lợi cho việc chấp nhận kết quả đánh giá sự phù hợp và cần tăng cường trao đổi thông tin về cơ chế nêu trên và các cơ chế tương tự với quan điểm tạo thuận lợi cho việc chấp nhận kết quả đánh giá sự phù hợp. Các bên khẳng định nghĩa vụ của mình theo Hiệp định WTO/TBT rằng phí đánh giá sự phù hợp bắt buộc đối với sản phẩm nhập khẩu phải được tính công bằng với tất cả các sản phẩm tương tự có nguồn gốc trong nước hoặc từ nước ngoài khác, có tính đến chi phí thông tin liên lạc, vận chuyển và chi phí khác phát sinh từ sự khác biệt về địa điểm của người nộp đơn và tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Về minh bạch hóa, Việt Nam và EU thừa nhận tầm quan trọng của tính minh bạch liên quan đến việc xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp. Khi thực hiện thông báo theo Hiệp định WTO/TBT, thì: cho phép ít nhất một khoảng thời gian 60 ngày sau khi thông báo để bên kia đưa ra góp ý bằng văn bản đối với dự thảo và, nếu có thể, xem xét các đề nghị hợp lý về việc gia hạn thời gian; cung cấp phiên bản điện tử của văn bản được thông báo; cung cấp, trong trường hợp nội dung văn bản thông báo không phải bằng một trong các ngôn ngữ chính thức của WTO, một bản mô tả chi tiết và toàn diện về nội dung của biện pháp theo mẫu thông báo của WTO; trả lời bằng văn bản đối với các ý kiến góp ý nhận được từ Bên kia về dự thảo không chậm hơn ngày ban hành quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp cuối cùng; và cung cấp thông tin về việc ban hành và hiệu lực thi hành của biện pháp đã thông báo và nội dung
văn bản chính thức được ban hành thông qua phụ lục của thông báo ban đầu; dành đủ thời gian từ lúc ban hành quy chuẩn kỹ thuật đến hiệu lực thi hành để chủ thể kinh tế của các Bên có khả năng thích ứng, trừ trường hợp các vấn đề khẩn cấp về an toàn hoặc sức khỏe, bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia phát sinh hoặc có nguy cơ phát sinh; đảm bảo rằng tất cả các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp bắt buộc đã ban hành và có hiệu lực được công bố công khai trên các trang web chính thức và miễn phí; và đảm bảo rằng đâu môi hỏi đáp được thành lập theo Hiệp định WTO/ TBT sẽ cung cấp thông tin và câu trả lời bằng một trong những ngôn ngữ chính thức theo quy định WTO đối với các câu hỏi phù hợp của Bên kia hoặc từ những người quan tâm của Bên kia về các quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp và tiêu chuẩn đã được ban hành.
Hiệp định (Chương 5) còn nêu các nội dung về giám sát thị trường, về ghi dấu và ghi nhãn, về hợp tác chung và thuận lợi hóa thương mại.
Hoạt động TBT tại Việt Nam: Trong những năm qua chúng ta đã hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp luật liên quan đến TBT làm căn cứ pháp lý cho việc thực thi Hiệp định WTO/TBT ở Việt Nam. Đã thông qua Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006), Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (2007) và nhiều luật chuyên ngành khác. Theo các luật trên, quá trình xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp của Việt Nam về cơ bản phù hợp với các nguyên tắc của Hiệp định WTO/TBT, tạo thuận lợi cho Việt Nam làm tròn nghĩa vụ thành viên của mình. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đã được rà soát, sửa đổi, xây dựng mới với mức độ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế ngày càng cao. Tính đến nay, Việt Nam đã có hơn 12.000 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) với tỷ lệ 56% hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, khoảng 800 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) được xây dựng về cơ bản phù hợp với quy định quốc tế.
Hệ thống các cơ quan thực thi Hiệp định WTO/TBT ở Việt Nam đã được hình thành và duy trì, gồm: 10 Bộ chuyên ngành, trong đó, Bộ Khoa học và Công nghệ giữ vai trò đầu mối; Ban liên ngành TBT với các đại diện của các Bộ chuyên ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan; Mạng lưới TBT Việt Nam bao gồm 10 Điểm TBT của các Bộ và 63 Điểm TBT của các địa phương với Văn phòng TBT Việt Nam là đầu mối chung. Nhìn chung, các nghĩa vụ cơ bản theo quy định của Hiệp định WTO/TBT được Việt Nam thực hiện như cam kết. Mạng lưới TBT Việt Nam với chức năng thực hiện nghĩa vụ công khai, minh bạch về TBT đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ được giao: Đã thông báo cho WTO các dự thảo và văn bản quy chuẩn kỹ thuật và các quy định có liên quan; Hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin liên quan đến TBT ở trong nước và ở nước ngoài: đã chuyển tới các cơ quan và doanh nghiệp trong nước các thông báo của các nước thành viên WTO về hàng rào kỹ thuật; trả lời các câu hỏi của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về TBT và các vấn đề có liên quan. Trên cơ sở các nội dung và kết quả chúng ta đã thực hiện được trong khuôn khổ Hiệp định WTO/ TBT trong thời gian qua, chúng ta cần rà soát các nội dung cần tiếp tục thực hiện và đồng thời cần nghiên cứu kỹ những điều khoản bổ sung trong Chương 5 EVFTA để có kế hoạch thực hiện tốt EVFTA trong thời gian tới./.
TS.Vũ Văn Diện
Bình luận
Nổi bật
Sớm hoàn thiện dự thảo QCVN về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô
sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 08:33
(CL&CS)- Sáng 8/11, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP) tổ chức hội thảo “Các tiêu chuẩn đối với thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô trên thế giới”.
Lai Châu ban hành QCĐP 01:2023/LCH về chất lượng nước sạch sinh hoạt
sự kiện🞄Thứ tư, 06/11/2024, 13:56
(CL&CS) - Trước thực trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất của người dân các xã vùng cao, tỉnh Lai Châu đã đưa ra nhiều biện pháp cùng với đó là ban hành QCĐP 01:2023/LCH về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến di động mặt đất và trung kế vô tuyến mặt đất
sự kiện🞄Thứ tư, 30/10/2024, 13:56
(CL&CS) - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến di động mặt đất và trung kế vô tuyến mặt đất (QCVN 100:2024/BTTTT).
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.