Thực trạng xuất nhập khẩu và chuyển dịch FDI trong ngành gỗ

NTD - Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp.Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) và Tổ chức FOREST TRENDS vừa tổ chức hội thảo "Thực trạng xuất nhập khẩu và chuyển dịch FDI trong ngành gỗ".

Tại Hội thảo các chuyên gia cho biết, FDI có vai trò quan trọng đối với sự lớn mạnh của ngành gỗ Việt Nam. Con số thống kê xuất nhập khẩu (XNK) của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2018 kim ngạch XK của các doanh nghiệp FDI đạt gần 3,96 tỷ USD, chiếm 46,7% trong tổng kim ngạch XK của cả ngành.

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, số doanh nghiệp FDI đăng ký mới trong 9 tháng năm 2019 đạt 67 DN, tương đương với cả năm 2018. Tổng số vốn đăng ký cũng tăng nhanh, chủ yếu do sự xuất hiện của một số dự án (DA) mới có mức vốn đăng ký quy mô rất lớn từ Hàn Quốc, Hồng Kông và Trung Quốc. Lượng vốn đăng ký của các DA mới trong 9 tháng 2019 cao hơn 2,3 lần so với tổng vốn đăng ký của cả năm 2018.

Đặc biệt, Trung Quốc - quốc gia dẫn đầu trong danh sách các nước đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam. Trong 9 tháng năm 2019, số dự án FDI từ Trung Quốc đầu tư mới vào Việt Nam đạt 40, chiếm gần 60% trong tổng số DA đầu tư. Kế tiếp trong danh sách có Hồng Kông và Hàn Quốc.

Tại Hội thảo, các chuyên gia cho rằng, ngành gỗ đang chứng kiến sự mở rộng đầu tư FDI trên cả 3 hình thức: các DA đầu tư mới, DA tăng vốn mở rộng sản xuất và góp vốn thông qua hình thức mua cổ phần. Gia tăng đầu tư FDI cho thấy ngành gỗ vẫn còn tính hấp dẫn của mình, thể hiện qua các điểm mạnh như: giá nhân công thấp, tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào dễ dàng, cơ sở hạ tầng thuận lợi, ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới…

img_5803-15_51_03_748
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam 

Nhiều nghiên cứu cho rằng trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi, với các mặt hàng XK vào thị trường Mỹ đang được mở rộng nhằm lấp chỗ trống cho các mặt hàng từ Trung Quốc. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng bên cạnh những lợi ích mà cuộc chiến này đem lại là các rủi ro mới. Trong ngành gỗ, đã có một số tín hiệu cho thấy gian lận thương mại. Một số mặt hàng gỗ của Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó XK vào Hoa Kỳ với nhãn mác của Việt Nam. Gian lận thương mại cũng có thể diễn ra dưới hình thức “đầu tư chui” hay “đầu tư núp bóng” với doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, thuê nhà máy, nhà xưởng của Việt Nam, nhập khẩu hàng hóa sơ chế từ Trung Quốc vào sơ chế tại đây, sau đó XK sản phẩm vào Mỹ với nhãn mác Việt Nam - những rủi ro rất lớn cho ngành gỗ của Việt Nam.

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch & Tổng thư ký Hiêp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, để phát triển bền vững, bên cạnh những việc làm quan trọng khác (ví dụ như bền vững về nguồn nguyên liệu, nâng chất lượng nguồn nhân lực, thiết lập và tăng cường kết nối giữa 2 khối), ngành gỗ cần phải có những cơ chế chính sách hữu hiệu để giảm các rủi ro trong đầu tư FDI. Chính phủ thực hiện kiểm soát rủi ro trong FDI có thể bắt đầu bằng việc rà soát cả 3 loại hình đầu tư, bao gồm: đầu tư mới, các DA tăng vốn và DA mua cổ phần;  Chính phủ cần thu thập thông tin về tình trạng “đầu tư chui”, “đầu tư núp bóng”. Các hiệp hội gỗ địa phương  - một trong những kênh thông tin quan trọng và hữu hiệu, để thu thập thông tin về các hình thức đầu tư này, nhằm cung cấp cho các cơ quan quản lý. Thông qua các thành viên của mình, các hiệp hội nắm bắt được thực trạng các DN ngoại hiện đang có các hoạt động thuê thiết bị, nhà xưởng, nhân công từ các DN nội để sản xuất sản phẩm gỗ XK.

Hoàng Mai

 

Bình luận

Nổi bật

Tập đoàn Vingroup và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Tập đoàn Vingroup và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - Hà Nội, ngày 22/11/2024 - Tập đoàn Vingroup và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo thông qua hệ thống điện mặt trời áp mái.

Tập đoàn Bamboo Capital nằm trong top doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất 2024

Tập đoàn Bamboo Capital nằm trong top doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:33

(CL&CS) - Tập đoàn Bamboo Capital vừa được vinh danh với hai hạng mục quan trọng tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, bao gồm: Báo cáo thường niên tốt nhất và Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên tốt nhất.

Năm 2024, PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

Năm 2024, PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - PV GAS TRADING tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh tăng trưởng toàn diện và các kỷ lục đột phá trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đang trải qua nhiều biến động phức tạp.