Thứ ba, 30/08/2022, 09:47 AM

Xúc tiến xây dựng mạng lưới giám sát độc lập sự thay đổi rừng khu vực Bắc Trung Bộ

(CL&CS) - Ngày 25/8, tại TP Vinh tỉnh Nghệ An đã diễn ra chương trình Diễn đàn “Xúc tiến xây dựng mạng lưới giám sát độc lập sự thay đổi rừng (FCIM) khu vực Bắc Trung Bộ” do Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (SFMI) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Tham dự chương trình có các thành phần như sau: Đại diện phái đoàn liên minh Châu Âu (EU) tại TP Hà Nội; Tổng cục Lâm nghiệp; Đại diện Chi cục kiểm lâm một số tỉnh Bắc Trung Bộ; Đại diện Sở NN&PTNT một số tỉnh Bắc Trung Bộ; Các tổ chức CSOs khu vực Bắc Trung Bộ; Đại diện FCIM Huyện Kỳ Sơn và Tương Dương; Đại diện FCIM 06 xã vùng dự án…

Diễn đàn “Xúc tiến xây dựng mạng lưới giám sát độc lập sự thay đổi rừng (FCIM) khu vực Bắc Trung Bộ”.

Diễn đàn “Xúc tiến xây dựng mạng lưới giám sát độc lập sự thay đổi rừng (FCIM) khu vực Bắc Trung Bộ”.

Mục tiêu của dự án là  xây dựng một mạng lưới giám sát độc lập sự thay đổi rừng (FCIM) và vận động các cơ quan chính phủ chính thức hóa hệ thống và áp dụng ở cấp quốc gia. Để làm được điều này, dự án sẽ xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội cấp cơ sở để họ có thể hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chính phủ phụ trách Chương trình giảm phát thải (ER-P) ở các cấp khác nhau nhằm thiết kế mạng lưới FCIM.

Đồng thời, dự án  cũng xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội  và các tổ chức cộng đồng trong lĩnh vực lâm nghiệp, tăng cường sự  hợp tác với các cơ quan lâm nghiệp nhà nước để giám sát các chương trình REDD+.

Một số hình ảnh người dân tham gia dự án sử dụng phần mềm quản lý rừng.

Một số hình ảnh người dân tham gia dự án sử dụng phần mềm quản lý rừng.

Khu vực dự án bao gồm 02 huyện là Kỳ Sơn và Tương Dương, 06 xã và 18 bản thuộc tỉnh Nghệ An. Trong năm thứ nhất (từ tháng 9/2020 đến tháng 8/2021), Dự án đã hình thành được 1 mạng lưới FCIM cấp cơ sở với 180 thành viên tự nguyện, tích cực thuộc các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng tại 18 thôn bản thuộc địa bàn 6 xã, gồm Tam Thái, Tam Quang và Tam Đình (huyện Tương Dương), xã Hữu Kiệm, Tây Sơn và Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn).

Hơn 100 thành viên thuộc các nhóm FCIM cấp huyện, cấp xã và thôn bản được tham dự các khóa tập huấn sử dụng công cụ Terra-i, GPS và điện thoại thông minh để giám sát thay đổi rừng; tham dự các cuộc đối thoại với các cơ quan quản lý các cấp để chia sẻ thông tin kết quả giám sát mất rừng trên địa bàn.

Với sự trợ giúp của tư vấn FCIM, dự án đã hoàn thiện được cơ chế hoạt động của mạng lưới thông qua cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng và vận hành mạng lưới giám sát độc lập thay đổi rừng (FCIM)”. Sau một năm hoạt động, năng lực và vai trò của mạng lưới FCIM từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh đã được các cấp chính quyền ghi nhận là đóng góp ý nghĩa trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Năm 2017,Việt Nam đã giới thiệu Chương trình hành động quốc gia về REDD+ giai đoạn 2017-2030 (NRAP) với mục tiêu chung là góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng; gắn và lồng ghép với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng, tăng trưởng xanh, thu hút sự hỗ trợ của quốc tế, tiến tới tiếp cận thị trường tín chỉ các-bon, nâng cao đời sống của người dân và phát triển bền vững đất nước.

Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 5/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030.

Trong khuôn khổ diễn đàn, các đại biểu đã lắng nghe các nội dung nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học, như sau: Giới thiệu dự án CSO – LA/2029/441-843 của TS Đàm minh Châu; Sách VIDEO và các tư liệu truyền thông về FCIM của Trung tâm tư vấn phát triển LN Nghệ An; Tiến trình xây dựng mạng lưới FCIM tại hai huyện Kỳ Sơn và Tương Dương tỉnh Nghệ An của Văn phòng CEBR; Đánh giá hiện trạng rừng khu vực FCIM hai huyện Kỳ Sơn và Tương Dương của TS Đỗ Thị Hường; Các yếu tố quản trị rừng tác động đến mạng lưới FCIM của TS Vũ Xuân Thôn; Nghiên cứu FCIM và khả năng kết nối với thoả thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính khu vực Bắc Trung Bộ của KS Nguyễn Thành Nhâm.

TS. Đỗ Thị Hường - Trung tâm NC phát triển nông thôn bền vững Trường Đại học Lâm nghiệp phát biểu tại diễn đàn.

TS. Đỗ Thị Hường - Trung tâm NC phát triển nông thôn bền vững Trường Đại học Lâm nghiệp phát biểu tại diễn đàn.

Tại diễn đàn TS. Đỗ Thị Hường - Trung tâm NC phát triển nông thôn bền vững Trường Đại học Lâm nghiệp cho biết: Tại 2 huyện dự án tài nguyên rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng trồng có diện tích khá nhỏ, trữ lượng rừng chủ yếu là rừng nghèo, QLBVR hiện nay còn gặp khó khăn do địa hình phức tạp, điều kiện đi lại khó khăn, lực lượng kiểm lâm; Các nguồn thu nhập dưới tán rừng còn hạn chế, tập quán phụ thuộc vào rừng của người dân còn phổ biến.

ts hường

Trong quá trình nghiên cứu tại thực địa, TS. Đỗ Thị Hường đánh giá, đã có sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức xã hội dân sự trong công tác QLBV rừng, Trong thời gian tiếp theo, đề xuất nhóm giải pháp về kỹ thuật, phối hợp giữa các bên liên quan và giải pháp về khoa học công nghệ.

Báo cáo một số kết quả thực hiện dự án tại các vùng thực hiện, TS Đàm Minh Châu thông tin: Các CSOs sẽ được đào tạo kỹ thuật về TERRA-I để có thể thành lập một nhóm vận hành độc lập. Họ sẽ sử dụng kiến thức của mình để thiết kế bản đồ, theo dõi diễn biến rừng và tập huấn cho 30 CSOs 18 CBOs; 60 cán bộ chính quyền; 1800 người dân tại 2 huyện. Thành lập mạng lưới FCIM.

Các hoạt động của dự án (tiếp) là Nhóm các hoạt động xây dựng và vận hành hệ thống giám sát: Vận hành hệ thống giám sát Terra-I dựa vào các CBKT của các CSOs và sự trợ giúp ban đầu của CIAT; Mạng lưới FCIM sẽ hoạt động, kết quả giám sát diễn biến rừng ở 2 huyện sẽ được cập nhật thường xuyên theo thời gian thực, được lưu lại và được sử dụng để trao đổi thông tin với các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý rừng.

Untitled

Xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng và người dân địa phương về giám sát REDD+. Đầu ra cụ thể như sau: Một nhóm bao gồm các nhân viên của các tổ chức xã hội ở các tỉnh vùng Bắc trung bộ có thể sử dụng Terra-i để thiết kế các công cụ (bản đồ, v.v.) để theo dõi các thay đổi của rừng. Người dân, các tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng có thể sử dụng thông tin (bản đồ) của Terra để theo dõi sự thay đổi rừng trong khu vực rừng của họ. Các quan chức chính quyền tỉnh, huyện và xã có thể đọc bản đồ thay đổi rừng từ Terra-I.

Trong khuôn khổ chương trình, các chuyên gia, đại diện các đơn vị tham dự đã thảo luận và đưa ra các khuyến nghị nhằm xúc tiến xây dựng mạng lưới FCIM vào giai đoạn tiếp theo của dự án.

TS Vũ Xuân Thôn – Hội Chủ rừng Việt Nam đưa ra một số khuyến nghị: Ưu tiên giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và cộng đồng dân tộc thiểu số; quy hoạch đất đai và nương rẫy tại cộng đồng, làm rõ ranh giói giữa các chủ rừng; ưu tiên cho các hoạt động giảm sát hoạt động giám sát chuyển đổi rừng tự nhiên; đổi mới chính sách trồng rừng, chính sách hưởng lợi từ rừng tự nhiên cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Văn Trì - Thế Anh

Bình luận

Nổi bật

Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng: Tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ

Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng: Tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS) - Vừa qua, Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng (đơn vị trực thuộc Sở KHCN) đã ghi dấu ấn 20 năm khẳng định là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, đóng góp thiết thực vào sự phát triển KHCN và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ngành khoa học và công nghệ sẽ có nhiều cống hiến để hiện thực hóa quy hoạch tỉnh Quảng Nam

Ngành khoa học và công nghệ sẽ có nhiều cống hiến để hiện thực hóa quy hoạch tỉnh Quảng Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS) - Những nghiên cứu khoa học, công nghệ trên nhiều lĩnh vực đã được ứng dụng hiệu quả, góp phần hiện thực hóa khát vọng Quảng Nam trong thời kỳ mới.

Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo

Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:18

(CL&CS) - Đây là một trong những hoạt động của Đề án “Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô xây dựng Thành phố hòa bình, sáng tạo giai đoạn 2023-2026” đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, và là hoạt động ý nghĩa của Phụ nữ Thủ đô hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.