Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 29/06/2014, 08:03 AM

Xử lý phân bón giả: Không thể trông chờ mỗi nghị định

Trong khi việc giải quyết triệt để nạn phân bón giả đang gặp khó khăn, nhiều người chờ đợi và kỳ vọng vào Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón dự kiến 15/7 chính thức ra đời. Tuy nhiên, theo TS. Phùng Hà- Cục trưởng Cục Hóa chất, đừng kỳ vọng nghị định mới như một “cây đũa vạn năng”.

Trong tháng 2/2014, vụ việc người dân trồng dưa hấu ở xã Xuân Quang, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) mua phải 48 bao phân bón NPK giả (mang thương hiệu NPK Đầu Trâu của Công ty Phân bón Bình Điền) đã khiến người nông dân khóc dở mếu dở. Theo ông Lê Quốc Phong – Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, sở dĩ phân bón NPK hay bị làm giả vì công nghệ rất đơn giản. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chỉ việc dùng “công nghệ cuốc xẻng” phối trộn, đóng bao giả các thương hiệu lớn rồi đem đi tiêu thụ. “Sản xuất kali” chỉ cần mua gạch non về nghiền trộn với muối và màu là có hàng bán ra thị trường.

Thực tế, tình trạng làm giả NPK diễn ra chủ yếu ở các đại lý cấp 1 (họ tự trộn phân, thiết kế bao bì mẫu mã đẹp, đăng ký với cơ quan chức năng để vừa bán phân đơn, phân NPK của những công ty lớn, vừa bán phân của chính họ hiện nay). Tại khu công nghiệp Tân Kim, huyện Cần Đước, Long An có 10 nhãn hiệu phân bón, trong đó có đơn vị không sản xuất hàng của mình mà chuyên gia công cho đơn vị khác bằng cách cho thuê thiết bị và lao động với giá 300.000 đồng/tấn.

Theo TS. Phùng Hà, muốn kiểm soát và ngăn chặn phân bón giả, phân bón kém chất lượng phải ở cả ba khâu: sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu. Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón cũng chỉ giải quyết được khâu sản xuất, trong đó có quy định rõ sản xuất phân bón là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Cụ thể, các cơ sở sản xuất phân bón phải đạt 14 tiêu chí như năng lực sản xuất, có kỹ sư phụ trách, điều kiện sản xuất phải đạt tiêu chuẩn quốc gia, chủ các cơ sở phải công bố hợp quy… mới được cấp phép cho sản xuất. Điều này được cho là bước đột phá so với trước đây.

Tuy nhiên, ông Hà cũng khẳng định, để quyết liệt giảm nạn phân bón giả, kém chất lượng không thể trông chờ vào mỗi nghị định mới mà các địa phương cũng cần làm tốt công tác kiểm soát, hậu kiểm chất lượng phân bón. Vì thông thường người nông dân mua về bón một thời gian mới biết mua phải phân bón kém chất lượng. Khi ấy, địa phương phải kết hợp cùng các lực lượng như quản lý thị trường, công an… để điều tra, kiểm soát nguồn phân bón này. Về nhập khẩu, thực tế thời gian qua, việc phân bón nhập khẩu kém chất lượng vẫn chưa kiểm soát được. Điều này cần đến sự kiên quyết của lực lượng hải quan khu vực biên giới. Bên cạnh đó, với một số loại phân bón trong nước chúng ta đã chủ động được và đang “bão hòa” thì nên hạn chế nhập khẩu.

                                                                                                            NTD

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.