Vụ Vạn Thịnh Phát: Kiến nghị Cơ quan điều tra vào cuộc, truy hồi dòng tiền liên quan 3 người đã chết

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, có 3 người đã chết, đều là các "sếp" tại SCB và VTP, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

HĐXX đã tuyên đọc bản án dành cho Trương Mỹ Lan và các bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát. Cùng với đó HĐXX cũng đưa ra nhiều kiến nghị, chủ yếu là các kiến nghị liên quan giai đoạn 2 vụ án.

Ví dụ, HĐXX kiến nghị C03 vào cuộc, điều tra làm rõ vai trò, trách nhiệm của các công ty kiểm toán tại ngân hàng SCB, các kiểm toán viên liên quan. Nếu đủ căn cứ thì xem xét xử lý theo quy định.

HĐXX cũng đề nghị Cơ quan điều tra xác minh rõ dòng tiền 108.878 tỷ đồng và hơn 14,75 triệu USD để có cơ sở thu hồi khắc phục hậu quả vụ án...

Đặc biệt, HĐXX còn kiến nghị Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra, truy hồi dòng tiền nhằm xác định nghĩa vụ hoàn trả tài sản (nếu có) đối với Nguyễn Phương Hồng, Nguyễn Tiến Thành và Nguyễn Ngọc Dương.

Screenshot 2024-04-18 at 00.18.08

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, có 3 người đã chết, không truy cứu hình sự gồm bà Nguyễn Phương Hồng, quyền Tổng Giám đốc SCB; ông Nguyễn Tiến Thành, thành viên HĐQT ngân hàng SCB và ông Nguyễn Ngọc Dương, Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula. Tuy không truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng HĐXX vẫn kiến nghị Cơ quan điều tra truy hồi dòng tiền liên quan.

Theo cáo trạng, Nguyễn Phương Hồng và Nguyễn Tiến Thành đã tham gia xây dựng hồ sơ vay vốn, thực hiện việc xét duyệt, cấp tín dụng đối với các khoản vay của các khách hàng thuộc Tập đoàn VTP.

Nguyễn Phương Hồng đã làm việc tại SCB từ năm 2007. Từ 16/8/2018 đến 10/4/2019 được làm quyền Phó Tổng Giám, và là thành viên HĐQT (từ 8/8/2019 đến 17/5/2022).

Trải qua nhiều vị trí, chức vụ khác nhau, Nguyễn Phương Hồng đã trở thành một trong những người thân tín của bà Trương Mỹ Lan. Nguyễn Phương Hồng đã chết vào ngày 9/10/2022 khi đã bị khởi tố bị can.

Screenshot 2024-04-18 at 00.20.04

Nguyễn Phương Hồng và Trương Mỹ Lan

Nguyễn Tiến Thành có gần 30 năm làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán, là thành viên HĐQT độc lập của ngân hàng SCB. 

Trước khi làm việc tại SCB, ông từng nhiều năm công tác tại Chứng khoán Tân Việt (TVSI), từ Giám đốc chi nhánh đến Phó Tổng Giám đốc rồi lên Tổng Giám đốc, thành viên HĐQT.

Screenshot 2024-04-18 at 00.22.11

Nguyễn Tiến Thành và Trương Mỹ Lan

Còn Nguyễn Ngọc Dương là Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula, là một trong 2 đối tượng chính tham gia vào quá trình chỉ đạo tìm kiếm, thuê người đứng tên các khoản vay, đứng tên các pháp nhân, sở hữu cổ phần… cũng là người trực tiếp đứng tên hợp đồng vay vốn, hợp đồng thế chấp tài sản.

Tập đoàn Sài Gòn Peninsula là một trong số những pháp nhân chính trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, có vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng. Ngoài ông Nguyễn Ngọc Dương làm Tổng giám đốc, HĐQT còn có Trương Vicent Kinh làm Chủ tịch HĐQT và 2 thành viên là Kwok Hakman Oliver và Nguyễn Phương Anh. Cơ cấu sở hữu gồm 10 cá nhân và 21 cổ đông pháp nhân.

Sài Gòn Peninsula là chủ đầu tư dự án đình đám khu công viên Mũi Đèn Đỏ và khu nhà ở đô thị tại phường Phú Nhuận, quận 7 - là 2 trong số các dự án trọng điểm trong vụ Vạn Thịnh Phát.

Hồ Nga

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.