Viforest: Lo gỗ Trung Quốc đội lốt hàng Việt để đi Mỹ

(CL&CS) - Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), nhiều doanh nghiệp thành viên đã có ý kiến nghi ngờ một số doanh nghiệp nhập khẩu bộ phận, chi tiết của các sản phẩm tủ bếp, tủ nhà tắm từ Trung Quốc về Việt Nam có dấu hiệu gian lận xuất xứ để xuất sang Mỹ.

Trước lo ngại về những rủi ro trong hoạt động nhập khẩu bộ phận mặt hàng tủ bếp, tủ nhà tắm sẽ tiềm ẩn nguy cơ lẩn tránh xuất xứ để xuất khẩu, ngày 6/5/2021, Viforest đã có văn bản đề nghị 3 Bộ Công thương, Tài chính và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quan tâm xem xét, chỉ đạo vấn đề này. Theo văn bản của Viforest, nhiều doanh nghiệp thành viên đã có ý kiến nghi ngờ một số doanh nghiệp nhập khẩu bộ phận, chi tiết của các sản phẩm tủ bếp, tủ nhà tắm từ Trung Quốc về Việt Nam có dấu hiệu gian lận xuất xứ để xuất sang Mỹ.

Cụ thể, từ cuối năm 2020 đến nay, xuất hiện việc nhập khẩu các sản phẩm gỗ này từ Trung Quốc thông qua các Công ty ở Việt Nam thành lập mới hoặc mới hoạt động trong khoảng 1 đến 2 năm gần đây.

Đặc biệt, các sản phẩm bộ phận tủ bếp, tủ nhà tắm, gỗ dán sau khi nhập khẩu vào Việt Nam có dấu hiệu mua bán lòng vòng qua các nhiều công ty khác nhau rồi sau đó mới thực hiện gia công, lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu sang Mỹ.

2 năm trước, Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá, trợ cấp cao với mức thuế từ 55 - gần 200% đối với gỗ dán, tủ bếp, tủ nhà tắm, sofa gỗ... (Ảnh: TCTC)

2 năm trước, Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá, trợ cấp cao với mức thuế từ 55 - gần 200% đối với gỗ dán, tủ bếp, tủ nhà tắm, sofa gỗ... (Ảnh: TCTC)

Cũng theo Viforest, mặc dù chưa có kết quả kiểm chứng chính xác những thông tin trên nhưng để đề phòng, ngăn ngừa tình trạng gian lận, lẩn tránh xuất xứ hàng hóa và trong bối cảnh Mỹ đang điều tra ngành mặt hàng gỗ dán lẩn tránh xuất xứ, Viforest đề nghị 3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Tài chính chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cần tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu nghi ngờ (nhập khẩu các mặt hàng có yếu tố rủi ro cao mà có giá trị tăng trưởng nhanh), để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời vi phạm (nếu có) đối với các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng gỗ rủi ro.

Trong 2 năm trở lại đây, Mỹ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc, bằng biện pháp áp thuế chống bán phá giá, trợ cấp cao với mức thuế từ 55 - gần 200% đối với một số mặt hàng như gỗ dán, tủ bếp, tủ nhà tắm, sofa gỗ… Với việc kiểm soát này, khiến một số doanh nghiệp Trung Quốc chuyến hướng đầu tư hoặc tìm các biện pháp để lẩn tránh mức thuế trên, trong đó Việt Nam có thể được chọn là một trong những điểm đến.

Giá trị xuất khẩu của ngành gỗ tăng mạnh trong 2 năm qua là một điều đáng mừng, nhưng cũng tiểm ẩn những yếu tố rủi ro do giá trị xuất khẩu tăng ở các mặt hàng mà Mỹ đang áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với Trung Quốc.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 3 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt trên 3,788 tỷ USD, tăng 44,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt trên 2,29 tỷ USD, tăng tới 77,02% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 61% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ (tỷ lệ này của cùng kỳ năm 2020 đạt 50%).

Các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh so với năm 2020, gồm: gỗ dán đạt 89,64 triệu USD, tăng 34%; ghế gỗ nhồi đệm (khung bên trong bằng gỗ dán) đạt 512,95 triệu USD, tăng 146%; đồ gỗ trong phòng bếp đạt 145,85 triệu USD, tăng 101%.

Ở chiều nhập khẩu, trong 3 tháng đầu năm đạt gần 729 triệu USD, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó từ thị trường Trung Quốc đạt 225 triệu USD, tăng trên 50%, chiếm 31% tổng giá trị nhập khẩu.

Các mặt hàng nhập nhiều từ Trung Quốc gồm: gỗ dán 49,27 triệu USD, tăng 71%; khung ghế gỗ sofa 36,70 triệu USD, tăng 46%; bộ phận tủ bếp, tủ nhà tắm 30,17 triệu USD, tăng 41%. Đây là các mặt hàng đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá và trợ cấp khi xuất khẩu từ Trung Quốc.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Đại diện duy nhất Việt Nam được LĐBĐ Châu Á công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc

Đại diện duy nhất Việt Nam được LĐBĐ Châu Á công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:47

(CL&CS) - Với việc đạt chứng nhận cao nhất của AFC dành cho các cơ sở y tế và bệnh viện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu cho các cầu thủ bóng đá Châu Á, Trung tâm chấn thương chỉnh hình và y học thể thao Vinmec được kỳ vọng sẽ là “địa chỉ đỏ” cho các VĐV chuyên nghiệp và những người tham gia thể thao phong trào.

BSR lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại HOSE

BSR lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại HOSE

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:45

(CL&CS) - CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) sẽ đăng ký thủ tục chuyển sàn niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) khi đủ điều kiện.

Hoàng Anh Gia Lai đặt kế hoạch lợi nhuận 1.320 tỷ đồng và xóa lỗ lũy kế

Hoàng Anh Gia Lai đặt kế hoạch lợi nhuận 1.320 tỷ đồng và xóa lỗ lũy kế

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 12:16

(CL&CS) - CTCP Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức đặt mục tiêu kinh doanh năm 2024 với doanh thu 7.750 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.320 tỷ đồng và phấn đấu cuối năm nay sẽ xóa được lỗ lũy kế.