Dữ liệu cũ
Thứ tư, 24/02/2016, 11:00 AM

Việt Nam sắp thả thử nghiệm muỗi siêu nhiễm ngăn bệnh Zika

(NTD) - Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Peter Doherty trực thuộc Đại học Melbourne, Austrailia đang nghiên cứu phát triển một chủng muỗi “siêu nhiễm” mới có khả năng giúp chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika. Theo dự kiến, đội ngũ nghiên cứu sẽ thả thử nghiệm chủng muỗi này ở Việt Nam, Indonesia và Mỹ Latinh vào đầu năm 2017.

Trong một bài báo trên tạp chí PLOS Patogens, các nhà khoa học tiết lộ về việc phát triển một chủng muỗi Aedes aegyti nhiễm 2 loại vi khuẩn có tên gọi là Wolbachia. Loại vi khuẩn này có khả năng hạn chế sự lây lan của các virus gây bệnh sốt chikunguya, sốt xuất huyết và sốt vàng da cho con người.

Ngoài ra, họ cũng cho biết loại muỗi siêu nhiễm vi khuẩn Wolbachia có hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự sao chép vi khuẩn gây bệnh sốt xuất huyết hơn chủng muỗi nhiễm đơn lẻ.

315B3AF100000578-3453811-image-a-2_1455842274737
Các nhà nghiên cứu sẽ thả thử nghiệm chủng muỗi siêu nhiễm Wolbachia ở Việt Nam và một số quốc gia khác. Ảnh: Daily mail

Theo ABC News, các nhà nghiên cứu có khả năng hạn chế sự tái tạo các chủng virus trên trong cơ thể của muỗi thông qua việc tiêm vào cơ thể chúng một dạng vi khuẩn họ Wolbachia có tên gọi là wMel. Loại vi khuẩn này có nguồn gốc từ ruồi giấm. Đội ngũ nghiên cứu đang phát tán vi khuẩn wMel thông qua muỗi Acedes aegypti hoang dã như một phần của các cuộc thí nghiệm đang tiếp diễn ngoài môi trường thực tế.

Bên cạnh đó, chủng vi khuẩn Wolbachia thứ hai có tên gọi wAlbB. Loại vi khuẩn này phát triển với mật độ tương đối cao trong những con muỗi bị nhiễm khuẩn và không ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng. Chủng vi khuẩn Wolbachia thứ ba sẽ phát triển với mật độ cao hơn, gắn liền với khả năng ức chế sự tái tạo của virus mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, chúng khiến các con muỗi nhiễm bệnh yếu ớt hơn và không thể truyền nhiễm tình trạng nhiễm khuẩn hiệu quả.

 Giáo sư Cameron Simmons, đồng tác giả nghiên cứu tại Viện Peter Doherty thuộc Đại học Melbourne (Australia), cho biết, chủng muỗi mới cũng có thể giúp ngăn chặn virus gây sốt xuất huyết phát triển khả năng đề kháng vi khuẩn Wolbachia. Các cuộc thử nghiệm cũng sẽ kiểm tra tính hiệu quả của việc bội nhiễm chống các virus lây lan qua trung gian truyền bệnh là muỗi, chẳng hạn như virus Zika. Giáo sư Simmons kỳ vọng các chủng khác như virus Zika sẽ dễ  bị “đánh bại” theo cách tương tự trước những con muỗi siêu nhiễm.

muoi-dac-biet-chong-virus-zika-sap-duoc-thu-nghiem

Vi khuẩn Wolbachia có khả năng hạn chế sự lây lan của các virus gây bệnh sốt chikunguya, sốt xuất huyết và sốt vàng da cho con người.

Dựa vào báo cáo nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát triển một chủng muỗi Aedes aegypti nhiễm cả 2 dạng vi khuẩn wMel và wAlbB nhằm chống lại sự đề kháng của mầm bệnh trước khả năng của vi khuẩn Wolbachia. Trong phòng thí nghiệm, loại côn trùng này đã hạn chế sự tái tạo của virus sốt xuất huyết ở muỗi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi hút máu từ bệnh nhân nhiễm virus gây sốt xuất huyết. những con muỗi mới có lượng virus trong mô tế bào của chúng thấp hơn các chủng muỗi nhiễm Wolbachia .

Theo kế hoạch, các nhà nghiên cứu sẽ thả thử nghiệm chủng muỗi nhiễm mới này với quy mô nhỏ ở 5 quốc gia nhằm đánh giá hiệu quả của chúng trong việc kiểm soát bệnh sốt xuất huyết ở các cộng đồng dân cư. Giai đoạn thử nghiệm thứ ba đối với những côn trùng bội nhiễm này, mang chủng vi khuẩn wMel dự kiến sẽ bắt đầu ở Indonesia, Việt Nam và các nước khu vực Mỹ Latinh trong năm 2017.

Virus Zika thuộc họ virus Flaviviridae, lây nhiễm qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes. Các triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm virus là sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban. Hiện tại, các chuyên gia y tế trên thế giới đang tập trung nghiên cứu xác định sự liên quan giữa virus này với hiện tượng trẻ sơ sinh có đầu và não nhỏ bất thường và chứng Guillain-Barre gây tê liệt thần kinh, thậm chí gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

 Bạn đọc có thể tham khảo tại mục Sức khỏe

Lương Nguyệt

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.