Thứ ba, 21/03/2017, 08:54 AM

Vì sao trái cây Việt thua ngay trên sân nhà?

(NTD) - “Trồng cây theo trào lưu nhưng lại thiếu sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp là vướng mắc lớn, khiến cho nông sản nội địa gặp khó khi tìm đầu ra cho sản phẩm”. Đó là chia sẻ của TS. Kinh tế Nông nghiệp Nguyễn Đức Lộc, Trung tâm Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn miền Nam.

Điệp khúc mất giá và giải cứu

Trong những ngày qua, nông dân trồng chuối tại các tỉnh Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai… đau đầu trong việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm khi mà giá bán tại vườn ở các địa bàn này đã xuống thấp nhưng vẫn chưa tìm được nguồn ra cho sản phẩm.

Ghi nhận của phóng viên, tỉnh Đồng Nai đang có khoảng hơn 200 ha diện tích chuối chuẩn bị thu hoạch. Trong khi đó, lượng chuối đang thu hoạch có giá dao động chỉ từ 1.000-1.500 đồng/kg (giá chuối năm 2016 dao động khoảng 10.000-17.000 đồng/kg). Vì không tìm được đầu ra của sản phẩm, nhiều nông dân đành phải mang đi cho gia súc ăn nhưng vẫn còn thừa với số lượng lớn.

Trước thực trạng này, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã tiến hành họp khẩn cấp để tìm hướng giải quyết lượng chuối còn tồn đọng tại vườn nhằm giúp người dân giải quyết khó khăn trước mắt. Bên cạnh đó, các đơn vị tình nguyện, Đoàn Thanh niên từ các tỉnh thành cũng đã thực hiện chiến dịch thu mua chuối với mức giá từ 4.000-6.000 đồng/kg để hỗ trợ người dân tiêu thụ toàn bộ số chuối trên.

Theo thông tin từ Phòng Thương mại nông sản, thực phẩm và hàng tiêu dùng (Vụ Thị trường trong nước) trong lần trả lời với các cơ quan truyền thông gần đây cho biết, nếu vẫn còn diễn ra tình trạng mất giá trong thời gian tới, Vụ Thị trường trong nước sẽ giới thiệu đến các hệ thống phân phối lớn nhằm đưa hàng đến các thị trường lớn hơn như TP.HCM, Hà Nội...

22
Trái cây nội chưa chiếm được lòng tin từ người tiêu dùng trong nước.

Thua vì thiếu sự liên kết

TS. Nguyễn Đức Lộc cho hay: “Việc xảy ra tình trạng nông sản mất giá trong thời gian qua xuất phát từ thói quen canh tác chạy theo trào lưu của người dân. Trong khi đó, người dân lại quá phụ thuộc vào các lái buôn “thời vụ”, khi nguồn cung tăng quá cao thì thương lái quay lưng bỏ đi. Mặt khác, cả nông dân và doanh nghiệp lại bỏ qua bước nghiên cứu thị trường đầu ra cho sản phẩm cũng như thiếu sự liên kết chặt chẽ với nhau từ khâu sản xuất, tìm thị trường hay chế biến. Đối với thị trường quốc tế, dù đã có rất nhiều thị trường đã mở cho trái cây Việt Nam nhưng nông sản trong nước lại phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Điều này sẽ xuất hiện nhiều rủi ro, nếu thị trường này biến động sẽ ảnh hưởng xấu đến giá nông sản.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc Công ty TNHH Trái cây An toàn cho rằng: “Khó khăn của trái cây Việt giờ đây là chưa có kỹ thuật canh tác lẫn kỹ thuật trồng trọt công nghệ cao. Mật độ phân bổ trái cây chưa thật sự rõ ràng, không có quy hoạch khoanh vùng, chuyên canh vùng. Nông dân chỉ trồng cây theo kinh nghiệm từ ngàn xưa để lại và hoàn toàn trông chờ vào thiên nhiên, không có cải thiện gì về kỹ thuật trồng trọt, dẫn đến sản lượng cũng năm được năm mất”.

Thực tế, việc trái cây nội địa rơi vào tình trạng mất giá, đánh mất lợi thế trên sân nhà là vấn đề xảy ra từ nhiều năm nay. Việc đánh mất thị trường ngay trên sân nhà không chỉ bị ảnh hưởng từ các sản phẩm ngoại nhập mà còn là tâm lý e ngại sử dụng hàng Việt.

“Để cải thiện thực trạng hiện tại và nhắm đến tương lai xa hơn, các doanh nghiệp, cơ quan chức năng cần có một chiến lược cụ thể trên phạm vi rộng hơn. Cần có một chuỗi cung ứng đồng bộ, thiết lập chặt chẽ mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ. Không thể để tình trạng trái cây mất mùa thì đổ lỗi cho doanh nghiệp nhưng khi nông sản được giá thì nông dân lại “bán chui” cho thương lái khác. Ngoài ra, mỗi mùa vụ nông sản, cần có các chương trình kích cầu nhằm giúp nông sản được giới thiệu rộng rãi tới người tiêu dùng, tạo ra một thị trường cởi mở để không phải rơi vào tình trạng “xin cầu cứu” như những năm vừa qua” - TS. Nguyễn Đức Lộc chia sẻ.

Riêng ông Nguyễn Quang Huy, để giải quyết những vướng mắc còn tồn đọng, cần có sự can thiệp mạnh từ phía Nhà nước, phân chia cụ thể vùng chuyên canh. Kiểm soát các hoạt động xuất nhập khẩu để có thể chủ động về giá, thị trường.

23
TS. Kinh tế Nông nghiệp Nguyễn Đức Lộc, Trung tâm Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn Miền Nam.

 Đức Hùng - Thảo Linh

 

_Bao NTD_So 314 _13
 

Bình luận

Nổi bật

Phú Yên: Ứng dụng khoa học và công nghệ để xây dựng mô hình sản xuất cua lột theo chuỗi từ sản xuất giống

Phú Yên: Ứng dụng khoa học và công nghệ để xây dựng mô hình sản xuất cua lột theo chuỗi từ sản xuất giống

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS) - Mục tiêu chính của dự án là ứng dụng thành công tiến bộ KH&CN, xây dựng được mô hình sản xuất cua lột theo chuỗi từ sản xuất giống, ương nuôi cua nguyên liệu đến sản xuất cua lột thương phẩm để phục vụ xuất khẩu tại Phú Yên.

Ngày 20/5 hàng năm là ngày Đo lường Thế giới

Ngày 20/5 hàng năm là ngày Đo lường Thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:08

(CL&CS)- Hội nghị toàn thể Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc họp từ 7 đến 22/12/2023 đã chấp nhận xem 20 tháng 5 là Ngày Đo lường Thế giới.

Đồng Nai: Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Đồng Nai: Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:44

(CL&CS) - Mới đây, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa triển khai kế hoạch thực hiện chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn Đồng Nai năm 2024.