Dữ liệu cũ
Thứ năm, 20/03/2014, 20:25 PM

Vì sao không có cuộc điện thoại nào từ MH370?

Tại sao hành khách trên chiếc máy bay Malaysia mất tích không thực hiện một cuộc gọi điện thoại nào? – đó là một câu hỏi phổ biến trên truyền thông xã hội.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Mỹ thành ‘con tin’ trong chính sách đối ngoại với Ukraina
Thủ tướng Australia: Phát hiện 2 vật thể nghi của MH370
Mô hình bay của cơ trưởng tiết lộ manh mối về MH370?

Nhiều người có thể còn nhớ rất rõ, khi chuyến bay số hiệu 93 của United Airlines bị không tặc ngày 11/9/2001, hành khách đã có thể gọi được 2 cuộc điện thoại trong những giây phút cuối cùng.

Nếu dữ liệu được phát hiện từ những chiếc điện thoại di động trên MH370, liệu điều này có cung cấp thêm thông tin về đường bay của chiếc Boeing 777 mất tích?

Hãng tin CNN dẫn lời các chuyên gia viễn thông nhận định, máy bay có thể đã bay quá cao hoặc quá nhanh nên không thể kết nối được các trạm thu phát sóng điện thoại. Tuy nhiên, phân tích kỹ lưỡng các hồ sơ cuộc gọi của hành khách là điều cần được hoàn tất để biết chắc chắn.

“Đến nay, chúng tôi không có bằng chứng nào cho thấy có bất kỳ một công ty điện thoại nào của một thành viên nào cố liên lạc”, CNN trích lời Tổng giám đốc hãng Malaysia Airlines Ahmad Jauhari Yahya tại một cuộc họp báo hôm 17/3. “Nhưng dù thế nào chúng tôi vẫn kiểm tra. Có hàng triệu hồ sơ cần xử lý. Việc này đang được thực hiện như một phần của cuộc điều tra”.

Máy bay bay quá cao?

Theo phân tích radar, máy bay được tin là bay ở các cao độ 45.000 feet (13.716m) và 23.000 feet (7.010m). Nhưng ngay cả thấp hơn thì cũng quá cao để kết nối với các trạm thu phát sóng điện thoại.

“Nếu bạn xem xét dữ liệu trong vụ việc này, cao độ mà máy bay đang di chuyển là quá lớn”,Vincent Lau, một chuyên gia về liên lạc không dây và giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hongkong nhận xét.

“Thậm chí, trên mặt đất cũng không dễ dàng bắt được tín hiệu từ khoảng cách đó, và nếu bạn đang bay thì còn khó hơn nữa, bởi ở các góc độ đó, bạn chỉ bắt được những gì chúng tôi gọi là sự rò rỉ từ mạch rìa của ăngten, vốn yếu hơn nhiều so với tín hiệu từ các mạch chính của trạm”, ông Lau nói thêm.

Được biết, các ghế hạng thương gia trên máy bay đều được trang bị điện thoại hoạt động nhờ vệ tinh. Tuy nhiên, hệ thống nằm bên trong máy bay đó cũng dễ dàng bị vô hiệu hóa, theo ông Lau.

Trong khi đó, thông tin hồi đầu tuần rằng, máy bay có thể bay ở cao độ 5.000 feet (1.524m) hoặc thấp hơn phía trên địa hình đồi núi, để tránh bị radar phát hiện đến nay vẫn chưa được xác nhận.

Không giống ở các khu vực đô thị, nơi ăngten sóng điện thoại di động đều có đặc thù hướng xuống đất, các trạm thu phát sóng điện thoại ở nông thôn thường phải cao 30-45m và hướng vào một góc để có tầm bao phủ rộng lớn hơn. Nhờ vậy, nếu bạn đang ở trên không trung thì bạn cũng có thể nhận được tín hiệu, theo Bill Rojas, Giám đốc Nghiên cứu Viễn thông thuộc IDC Asia Pacific.

Ông Rojas phân tích: “Nếu máy bay đang bay ở miền bắc Malaysia hoặc miền nam Thái Lan, chủ yếu là vùng nông thôn, thì rất có thể một tháp thu phát sóng điện thoại nào đó có thể bắt được tín hiệu từ các điện thoại di động, nếu chúng được bật”.

“Về mặt kỹ thuật, điều đó là có thể”, ông nhấn mạnh.

Khôi phục dữ liệu

Rojas cho rằng, nếu các điện thoại di động được bật và bắt được sóng từ một trạm thu phát thì việc lấy được dữ liệu là rất dễ. Chuyên gia này cho biết thêm, ông đang tập trung vào các số điện thoại của hành khách đến từ Thái Lan hoặc Malysia.

“Tôi cho rằng, nhà chức trách đang tiến hành kiểm tra với các nhà mạng di động để xem có nỗ lực kết nối nào ở miền bắc Malaysia hoặc miền nam Thái Lan hay không, có thể cả Indonesia. Nếu hành khách nào đó cài đặt roaming khi máy bay đang trên không phận Malaysia thì về lý thuyết có thể kết nối mạng lưới nếu điện thoại của họ bật”.

“Còn nếu hành khách không roaming quốc tế thì họ sẽ không thể hòa mạng và trong một khoảng thời gian, dữ liệu có thể được mạng lưới lưu lại. Nếu các dữ liệu bị xóa tự động sau vài ngày hoặc vài giờ thì liệu chúng có thể khôi phục được không?”.

“Mỗi hãng dịch vụ di động đều có hướng dẫn riêng của họ về thời gian lưu trữ dữ liệu và thường không công khai vì các lý do pháp lý và an ninh quốc gia”.

Theo Rojas, về tốc độ, máy bay cũng cần phải bay với vận tốc dưới 250 km/giờ thì hành khách mới có thể gọi và nhận điện thoại. Hành khách trên các tàu tốc hành ở Nhật cùng nhiều nước khác có thể gọi điện thoại qua mạng 3G khi tàu chạy 240 km/giờ nhưng quá tốc độ đó thì các tháp sóng không thể tiếp và truyền tín hiệu.

Thanh Hảo 

Nguồn: vietnamnet.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.