Vàng SJC lại đắt đỏ hơn

(CL&CS) - Có thời điểm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới giảm xuống dưới 2 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, sáng nay, vàng SJC lại đắt đỏ hơn.

Vàng SJC bớt đắt đỏ

Giá vàng đang trải qua quãng thời gian rất thăng trầm, biến động trong biên độ rất mạnh. Nhưng dù ở thời điểm này, vàng SJC đa phần đều có xu hướng đắt hơn giá vàng thế giới. Trong những ngày cuối tháng 8, giá vàng SJC đắt hơn giá vàng thế giới khoảng 3 triệu đồng/lượng.

Tới đầu tháng 8, mức chênh này giảm xuống 2 triệu đồng/lượng. Nhà đầu tư kỳ vọng khoảng cách này tiếp tục được rút ngắn lại để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Thế nhưng, khi mà giá vàng SJC “lao dốc”, giá vàng SJC lại đứng yên nên vàng SJC lại trở nên đắt đỏ.

Cụ thể, vào cuối giờ sáng 4/9, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức: 55,85 triệu đồng/lượng (mua vào) - 56,80 triệu đồng/lượng (bán ra), không đổi so với cuối ngày hôm qua. Giá vàng SJC tại Bảo Tính Minh Châu giao dịch ở mức: 56,10 - 56,70 triệu đồng/lượng.

vang sjc 2
Có thời điểm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới giảm xuống dưới 2 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, sáng nay, vàng SJC lại đắt đỏ hơn.

CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận niêm yết giá vàng SJC ở mức: 56 - 56,70 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tại Doji được mua bán ở mức: 56 - 56,70 triệu đồng/lượng. Công ty Phú Quý giao dịch vàng SJC ở mức giá: 56,10 - 56,80 triệu đồng/lượng, gần như bất động.

Trong khi đó, giá vàng thế giới vừa trải qua nhiều thăng trầm. Đêm qua tại thị trường Mỹ, bất chấp thị trường chứng khoán bị bán tháo “rơi tự do”, giá vàng không những không đi lên mà còn lao dốc theo chứng khoán. Có thời điểm giá vàng thế giới mất gần 40 USD/t oz.

Tới sáng nay, dù đang phục hồi, tăng 6,3 USD/t oz nhưng mức tăng này chưa thể bù đắp được cho đà mất mát đêm qua. Lúc này, tại thị trường châu Á, giá vàng thế giới đang giao dịch ở mức 1.937,5 USD/t oz. Ở mức 1.937,5 USD/t oz của giá vàng thế giới, giá vàng SJC quy đổi tương đương 54,30 triệu đồng. Như vậy, giá vàng SJC đắt hơn giá vàng thế giới khoảng 2,5 triệu đồng/lượng.

Chênh lệch này một lần nữa bị đẩy cao lên nhưng nhà đầu tư được “an ủi” khi khoảng cách giữa giá mua vào và bán ra chỉ dao động từ 700.000 - 800.000 đồng/lượng. Trước đây, có thời điểm mức chênh này lên đến 3 triệu đồng/lượng.

Chịu áp lực tạm thời

Hiện tại, cuộc chiến tiền tệ giữa các quốc gia đang gây áp lực lên thị trường kim loại quý.

Theo dữ liệu mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng của ngân hàng trung ương đã tăng chậm lại trong tháng Bảy. Đáng chú ý, động thái mua vào vàng của ngân hàng trung ương luôn là động lực mạnh mẽ cho thị trường vàng. Trước đó, nhu cầu vàng của ngân hàng trung ương đã đạt mức cao kỷ lục trong vòng 2 năm trở lại đây.

WGC cho biết dữ liệu dự trữ mới nhất từ ​​Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy các ngân hàng trung ương đã mua tổng 8,2 tấn vàng trong tháng 7. Đây là mức mua ròng hàng tháng thấp nhất kể từ tháng 12/2018.

Nhìn vào bên mua và bên bán, WGC cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã mua 19,4 tấn vàng trong tháng 7, Qatar tăng dự trữ thêm 3,1 tấn, ngân hàng trung ương Ấn Độ mua 2,8 tấn và Kazakhstan mua 1,9 tấn. Trong khi đó, Uzbekistan bán 11,6 tấn vàng và Mông Cổ bán 6,1 tấn vàng. Mông Cổ đã giảm lượng vàng nắm giữ trong ba tháng qua.

WGC cũng cho biết Đức và Nga đã giảm 0,5 tấn vàng dự trữ.

WGC cho biết thêm: “Bất chấp mức tăng trưởng dự trữ vàng chính thức toàn cầu trong tháng 7 thấp hơn, lượng mua ròng của các ngân hàng trung ương từ đầu năm đến nay vẫn ở mức trên 200 tấn”.

Động thái giảm mua của ngân hàng trung ương đang tác động tiêu cực đến thị trường. Tuy nhiên, động thái này được đánh giá là chỉ tạm thời. WGC vẫn lạc quan rằng các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục mua vàng, họ cũng nhấn mạnh xu hướng ngày càng tăng trên thị trường.

“Số lượng người bán hiện nhiều hơn số lượng người mua: 8 ngân hàng trung ương đã giảm dự trữ vàng (một tấn trở lên) so với 7 ngân hàng đã tăng lượng vàng nắm giữ (một tấn trở lên),” các nhà phân tích cho biết .

Ngân Hà

Bình luận

Nổi bật

Cú bắt tay lịch sử của các thương hiệu huyền thoại: Kempinski Hotels và Kengo Kuma tại Ecovillage Saigon River

Cú bắt tay lịch sử của các thương hiệu huyền thoại: Kempinski Hotels và Kengo Kuma tại Ecovillage Saigon River

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:48

Kempinski Saigon River - Tổ hợp khách sạn sang trọng, biểu tượng sống của sự tinh tế với những trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp thế giới lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Kempinski Saigon River là kết quả bắt tay của các huyền thoại: Nhà sáng lập Ecopark, Kempinski Hotels cùng huyền thoại kiến trúc đương đại - Kengo Kuma.

Condotel tiếp tục đóng băng, mất thanh khoản

Condotel tiếp tục đóng băng, mất thanh khoản

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:47

Condotel xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2014 và phát triển bùng nổ ở giai đoạn 2015 - 2018, theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), đã có khoảng 30.000 sản phẩm condotel được tung ra thị trường tại nhiều địa bàn có lợi thế du lịch như Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Đà Nẵng... Tuy nhiên, khi thị trường khó khăn, loại hình này bắt đầu lắng xuống, đóng băng và mất thanh khoản.

Đại diện duy nhất Việt Nam được LĐBĐ Châu Á công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc

Đại diện duy nhất Việt Nam được LĐBĐ Châu Á công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:47

(CL&CS) - Với việc đạt chứng nhận cao nhất của AFC dành cho các cơ sở y tế và bệnh viện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu cho các cầu thủ bóng đá Châu Á, Trung tâm chấn thương chỉnh hình và y học thể thao Vinmec được kỳ vọng sẽ là “địa chỉ đỏ” cho các VĐV chuyên nghiệp và những người tham gia thể thao phong trào.